Vì sao tình báo phương Tây đang thiếu hụt điệp viên?

GD&TĐ -Một cựu nhân viên tình báo Anh mới đây đã nêu lý do khiến các Cơ quan tình báo phương Tây đang thiếu hụt nhân sự.

Trụ sở M16 tại London, Vương quốc Anh.
Trụ sở M16 tại London, Vương quốc Anh.

Trong một cuộc phỏng vấn với ABC ngày 2/12, Harry Ferguson - cựu điệp viên Cơ quan tình báo MI6 của Anh và là người đã dành nhiều thập kỷ làm việc cho cơ quan tình báo Anh trên khắp thế giới, cho biết, các cơ quan tình báo phương Tây đang phải vật lộn để tuyển dụng thêm nhân sự mới vì thế hệ trẻ bắt đầu ưu tiên các vấn đề cấp thiết như biến đổi khí hậu và nhân quyền.

Theo cựu điệp viên MI6, những người trẻ tuổi ngày càng trở nên vỡ mộng với cách làm việc trong quá khứ.

“Từ ngày 11/9, Iraq và Afghanistan và ngay tại thời điểm này, nếu bạn nhìn vào những gì đang xảy ra ở Gaza và Lebanon, rất nhiều người trẻ sẽ nói rằng, 'Tại sao tôi lại muốn đóng góp vào điều đó khi mà bạn không làm được điều gì có ích?”, ông Ferguson nói với ABC.

Cựu điệp viên lưu ý rằng, khi ông được MI6 tuyển dụng, có một "kẻ thù rõ ràng cần phải chiến đấu", tuy nhiên, ngày nay, các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt không còn rõ ràng nữa, ông đồng thời nói thêm rằng, những người trẻ tuổi vẫn muốn phục vụ xã hội, nhưng nhìn nhận theo những cách khác như giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, nhân quyền và các vấn đề chính trị khác.

“Những tác động của điều đó có thể hơi khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng chúng tôi nhận thấy rằng, sự thay đổi về văn hóa này là một sự thay đổi về chính trị, và mong muốn không làm cho thế giới trở nên tồi tệ hơn thực sự đang ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng”, ông Ferguson lưu ý, và nêu rõ rằng, đây là xu hướng đang tác động đến các cơ quan tình báo trên khắp thế giới phương Tây.

Theo ABC, các cơ quan tình báo Anh và Úc đã phát động các chiến dịch truyền thông xã hội và nới lỏng tiêu chuẩn tuyển dụng với hy vọng thúc đẩy tuyển dụng.

Nhưng họ vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung với những người trẻ tuổi hơn.

Tại Úc, các chuyên gia nhận thấy rằng, quốc gia này không đào tạo đủ lao động có kỹ năng cần thiết về địa chính trị, thường là do những người ở độ tuổi đầu 20 coi biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn hơn các quốc gia thù địch.

Afeeya Akhand, từ Viện Chính sách Chiến lược Úc, nói với ABC rằng, các cơ quan tình báo phương Tây cần thay đổi định nghĩa về an ninh quốc gia để bao gồm các vấn đề như COVID và biến đổi khí hậu, đồng thời hướng tới việc tích hợp quan điểm của thế hệ tiếp theo, giải thích với họ rằng, họ có thể giải quyết nhiều vấn đề thông qua các cơ quan an ninh và chính phủ.

Ông Ferguson cũng lưu ý rằng, những người trẻ quan tâm đến môi trường và nhân quyền có thể trở thành tài sản giá trị cho các cơ quan tình báo vì họ có nhiều kỹ năng mà họ chưa biết đến, và có thể khiến "những điệp viên siêu hạng" làm việc bí mật.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Đường đến thành công

GD&TĐ - Dưới cái nắng như thiêu đốt mặt đất, đôi vợ chồng trẻ mới cưới Zhou Quan và Meng Lu rời khỏi vùng núi hẻo lánh của huyện Hội Ninh, tỉnh Cam Túc.

Hình ảnh 'Táo quân' dường như phai nhạt dần trong dịp Tết. Ảnh: INT.

'Gia vị' Táo quân

GD&TĐ - Ngay từ khi tôi còn bé tí, bạn đã trở thành chương trình được yêu thích và mong chờ nhất trong dịp Tết.