Tìm hiểu về văn hóa Thụy Sỹ trước khi lên đường du học đến quốc gia này sẽ là một việc làm không thể thiếu mà các bạn sinh viên cần thực hiện ngay.
1. Phong tục truyền thống
Mặc dù văn hóa của Thụy Sỹ ngày nay đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi những nền văn hóa ngoại lai, tuy vậy những nét đặc trưng về phong tục truyền thống, văn hoa ứng xử vẫn được người Thụy Sỹ giữ gìn và thực hiện, đặc biệt là vào những dịp lễ truyền thống trong năm như năm mới, lễ ăn mừng vụ mùa thu hoạch…
Một số phong tục truyền thống đặc trưng của người Thụy Sỹ có thể kể đến như là:
Tập tục đập gỗ đón năm mới của dân làng Hallwil
Hầu hết phong tục này cho dành cho phái mạnh, trai tráng trong làng và cần được luyện tập thường xuyên trước thềm năm mới. Một dàn củi lớn sẽ được dựng ở một quả đồi nào đó gần làng. Khi chuông đỉnh điểm 12 giờ, người dân sẽ đốt lửa và tiến hành đập gỗ cho tới khi dàn củi cháy bị sập. Sau cùng là những hoạt động ăn uống, vui chơi chào mừng năm mới để cầu chúc những điều may mắn, hạnh phúc.
Tập rục rung chuông, thổi tù tại Laupen
Tại cùng Laupen ở Thụy Sỹ, văn hóa chào năm mới có những khác biệt khi thực hiện những hoạt động như rung chuông và thổi tù với tên gọi là Achetringele.
Tối ngày 31/12, những chàng trai trong làng sẽ tập hợp lại lâu đài Laupen, mang mặt nạn gỗ, mặc áo da thú và cầm một cái chổi khổng lồ dài 5m được làm từ cây bách xù và diễu hành chậm theo từng đoàn. Các em bé theo sau diện trang phục áo ngủ màu trắng, đội mũ chóp nhọn, đeo trên người một cái chuông bò và rung theo mỗi bước đi.
Đoàn diễu hành sẽ tuyên bố thời điểm bắt đầu năm mới, cầu chúc những điều may mắn cùng với những tiếng hú giả, cùng tiếng chuông xen kẽ để chào đón năm mới an lành.
2. Văn hóa ứng xử
Một số cử chỉ, hành động được người Thụy Sỹ thường xuyên áp dụng từ xưa đến nay và dần được xem như những văn hóa ứng xử thiết thực, như là: tặng hoa không gói bọc cho chủ nhà khi đến dự tiệc, không tặng những loại hoa như hoa hồng đỏ, hoa cúc các loại màu trắng, vàng… Một số địa điểm khi đi dự tiệc sẽ yêu cầu mặc trang phục lịch sự, thậm chí là lễ phục như comple, váy dạ hội… để thể hiện sự tôn trọng. Luôn ăn hết phần ăn của mình và không bỏ thừa.
Người Thụy Sỹ có cách ứng xử, giao tiếp rất lịch sử, tế nhị và đôi khi được nhận xét là khá “lạnh lùng”. Họ thường tránh đề cập đến những vấn đề cá nhân, hỏi về những mối quan hệ, gia đình, con cái, thậm chí người trong gia đình cũng thường hạn chế hỏi về những vấn đề riêng tư để tôn trọng, giữ gìn không gian cho nhau. Tuy vậy trong những mối quan hệ thân thiết người Thụy Sỹ lại rất nhiệt tình, thân thiện.
Lúc giao tiếp người Thụy Sỹ cũng hạn chế đụng chạm người khác quá nhiều, không thực hiện những hành động như bắt chéo tay, chống nạnh hay đút túi quần vì đây là những cử chỉ thể hiện sự thách thức, đề phòng và không tôn trọng người đối diện. Khi gặp mặt nhau, nếu chưa thực sự có mối quan hệ thân thiết, họ chỉ thường ôm nhẹ hoặc bắt tay. Với người thân thì những người khác phái có thể ôm và hôn nhẹ từ 2-3 cái ở 2 bên má, cái hôn nhẹ ở má chỉ mang nghĩa chạm nhẹ và nhanh chứ không phát ra tiếng.
3. Ẩm thực
Văn hóa Thụy Sỹ ảnh hưởng bởi những nét văn hóa của những quốc gia lân cận, do đó nền ẩm thực Thụy Sỹ cũng có những nét pha trộn đặc biệt, tạo nên sự đa dạng cho những món ăn và cách chế biến tại đây.
Những món ăn thường ngày của người Thụy Sỹ thường có khá nhiều chất béo, tinh bột và đặc biệt là không thể thiếu phô mai. Một trong những loại pho mát đặc trưng của người Thụy Sỹ được gọi là pho mát đun, hay “fondue” rất được ưa chuộng không chỉ tại Thụy Sỹ mà còn ở khắp Châu Âu.
Bữa tối của người Thụy Sỹ cũng rất đa dạng, với các tầng món ăn khai vị, chính và tráng miệng khác nhau. Đặc biệt trên bàn ăn của người Thụy Sỹ, thì món chính sẽ có đến 4-5 loại. Bạn sẽ thấy bất ngờ bởi lượng thức ăn nhiều hơn tưởng tượng, song người Thụy Sỹ không bao giờ bỏ thừa đồ ăn và luôn vét sạch phần đĩa của mình. Đây cũng là một hành động thể hiện sự tôn trọng cho người đã nấu ăn cho mình của người Thụy Sỹ.
Ngành học Tài chính Ngân hàng trong suốt nhiều năm luôn là ngành học được ưa chuộng và chọn lựa nhiều nhất. Thời buổi kinh tế phát triển, nhiều bạn cho biết chọn học Tài chính Ngân hàng giúp họ có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và đạt…
4. Ngôn ngữ
Người Thụy Sỹ cũng có thể nói nhiều thứ tiếng khác nhau do ảnh hưởng bởi những nước lân cận. Ngôn ngữ chính là tiếng Đức và được sử dụng nhiều tại vùng miền Bắc, miền Trung và Đông Thụy Sỹ. Trong khi tiếng Pháp được dùng nhiều ở miền Tây và những vùng khác có thể dùng tiếng Ý, tiếng Roman và cả tiếng Anh.
Nếu có cơ hội du học tại đây, vốn ngoại ngữ của bạn sẽ tăng lên nhiều do được tiếp xúc với nhiều thứ tiếng thường xuyên.
Văn hóa Thụy Sỹ có những nét đa dạng rất thú vị bởi những ảnh hưởng của các nước lân cận. Tuy vậy những văn hóa đặc trưng của người bản xứ cho đến nay vẫn được giữ gìn và lưu truyền tại những khu vực cách xa thành thị. Con người Thụy Sỹ cũng được nhận xét là rất tiết kiệm, ngay thẳng và tuân thủ kỷ luật. Tìm hiểu về nền văn hóa Thụy Sỹ trước khi du học sẽ giúp bạn có thể dễ dàng hòa nhập và làm quen với cuộc sống, văn hóa nơi đây tốt hơn.