Hội thảo có sự góp mặt của gần 150 cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu, giáo viên đến từ 34 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Theo ban tổ chức, hội thảo nhận được 128 bài viết của 148 tác giả. Họ là các nhà khoa học, cán bộ quản lý, nhà giáo đã và đang tham gia nghiên cứu, giảng dạy và có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên ở 42 học viện, viện nghiên cứu, trường ĐH, CĐ, TC, cơ quan quản lý giáo dục và 15 trường phổ thông thuộc 34 tỉnh, thành.
Các bài viết đã hệ thống hoá các công trình nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp trong thời gian qua. Tập trung phân tích vai trò, ý nghĩa của công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự phân công đã tập trung phân tích sâu về thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp ở các cơ sở GD hiện nay.
Qua đó đề xuất các nhóm giải pháp, cũng như giới thiệu các mô hình hay, các tổ chức giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp tại Việt Nam và thế giới…
Hội thảo đã lắng nghe 7 tham luận của các đại biểu cũng như rất nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ, đề xuất của các nhà quản lý, giáo viên, giảng viên.... về vấn đề phân luồng học sinh sau THCS, THPT và khởi nghiệp cho học sinh.
Phân luồng sau THCS vẫn còn gặp khó khăn
Theo TS Nguyễn Đặng An Long (Sở GD-ĐT TP.HCM), công tác hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn được định hướng vào 4 con đường chính là: Học tiếp lên THPT công lập hoặc ngoài công lập; Học trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên, trực tiếp tham gia lao động sản xuất và du học.
Dù đã nhiều cố gắng nhưng Sở GD&ĐT TP.HCM cũng thừa nhận công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau trung học vẫn còn gặp những khó khăn.
Đồng quan điểm, ThS Hàng Quốc Tuấn, trường THPT Phong Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh mặc dù công tác phân luồng sau THCS, có chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Cần nhiều giải pháp đồng bộ
Liên quan đến khởi nghiệp cho học sinh, theo thầy Trần Thanh Xuyên, Trường CĐ Cộng đồng Hậu Giang, để nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, khởi nghiệp trong trường phổ thông, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp.
Cụ thể như, cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông trong việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, cha mẹ học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực giáo dục nghề nghiệp;
Bên cạnh đó, cần xây dựng các quy định cụ thể hóa công tác phân luồng và liên thông trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, kết nối giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; tổ chức triển khai đại trà mô hình trường “Trung học nghề” và trường “Trung học phổ thông kỹ thuật” để thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học...
Đặc biệt là cần bồi dưỡng năng lực giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các bộ phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
Liên quan đến khởi nghiệp cho học sinh, theo thầy Trần Thanh Xuyên, Trường CĐ Cộng đồng Hậu Giang, để nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, khởi nghiệp trong trường phổ thông, các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều giải pháp như phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông trong việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, cha mẹ học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực giáo dục nghề nghiệp;
Bên cạnh đó, cần xây dựng các quy định cụ thể hóa công tác phân luồng và liên thông trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, kết nối giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; tổ chức triển khai đại trà mô hình trường “Trung học nghề” và trường “Trung học phổ thông kỹ thuật” để thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học...