Hướng nghiệp cho học sinh tiểu học: Cần thiết và nên làm

GD&TĐ - Không chỉ tiểu học mà ngay bậc mẫu giáo cũng đã có những trường tư thục mạnh dạn thực hiện mô hình dạy tích hợp nghề nghiệp cho các bé.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT đang được đăng mạng lấy ý kiến, lần đầu tiên học sinh tiểu học sẽ được giới thiệu về vấn đề việc làm trong trường học.

Liên quan đến việc sắp tới sẽ định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ bậc tiểu học, TS. Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho hay: Giáo dục hướng nghiệp cần được tích hợp qua các bài học trên lớp và qua học tập trải nghiệm để học sinh nhận biết dần cuộc sống xã hội trong đó có hoạt động nghề nghiệp của con người.

Trong giờ học, giáo viên có thể hướng các em kể về nghề nghiệp của bố mẹ, những người xung quanh dần dần hướng trẻ biết tôn trọng sức lao động của bố mẹ dù làm nghề nào cũng đều được coi trọng trong xã hội.

Muốn làm được việc này, đòi hỏi giáo viên cũng phải có chút hiểu biết về một số nghề trong xã hội và có các ví dụ liên hệ thực tế sao cho đơn giản và dễ hiểu với trẻ đồng thời từ thực tế tác động ngược trở lại trẻ yêu thích các môn học khác.

“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc chúng ta giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ bậc tiểu học và không nên nghĩ đó là điều gì to tát. Không nên tách thành một môn học cho đến khi học sinh học hết THCS mà cần dạy lồng ghép tích hợp vào các môn học khác thì hiệu quả hướng nghiệp mới cao” - ông Vinh cho hay.

Theo ông Vinh, không chỉ tiểu học mà ngay bậc mẫu giáo cũng đã có những trường tư thục mạnh dạn thực hiện mô hình dạy tích hợp nghề nghiệp cho các bé. Đơn giản chỉ là tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế như làm đầu bếp, làm bác sĩ khám bệnh... để học sinh tưởng tượng ra nghề nghiệp tương lai.

Hiện nay công tác giáo dục hướng nghiệp làm chưa chuẩn. Giáo viên chưa có kinh nghiệm thực tế về các ngành công nghiệp, dịch vụ, cơ sở trang bị vật chất không đủ, việc giáo dục hướng nghiệp không gắn với đào tạo kỹ năng nghề gắn với thị trường lao động. Điều đó dẫn đến động lực học tập thấp và đa số đều muốn học xong THPT để được vào ĐH.

Ông Vinh chia sẻ: Ngay cả nước Úc và châu Âu cũng đã thấy tác động không mong muốn của hướng nghiệp phân luồng sớm mà không gắn tiêu chuẩn kỹ năng của các ngành kinh tế. Vì thế ở giáo dục THPT không nên gọi là giáo dục hướng nghiệp nữa mà có chương trình đào tạo kỹ năng nghề để mở ra nhiều cơ hội cho học sinh hoặc vào cơ sở GDNN hoặc ra thị trường lao động hoặc tiếp tục học lên cao.

Với các nước châu Âu, gần đây do những lo ngại về sự phân tầng giai cấp, sự bất bình đẳng các cơ hội học tập giữa các nhóm học sinh khác nhau khi hướng nghiệp phân luồng sớm trước THCS. Ngoài ra, sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi năng lực học vấn vững chắc để có thể phát triển các kỹ năng mới do cuộc cách mạng này mang lại.

“Do đó, tôi thấy từ tiểu học cho đến THCS rất cần giáo dục hướng nghiệp nhưng là tổ chức dạy tích hợp lồng ghép với các môn học khác. Còn sau THCS thì nên có các chương trình nghề dạy luôn các kỹ năng nghề tiêu chuẩn trường hợp các em có bỏ học giữa chừng cũng có thể có kỹ năng để kiếm việc làm hoặc tham gia học tập trong các cơ sở GDNN và học liên thông lên ĐH"- ông Hoàng Ngọc Vinh nói.

Huấn luyện viên Carlo Ancelotti.

Real Madrid: 'Chậm chân là… chết'

GD&TĐ - Thua Man City ở bán kết Champions League và sự trỗi dậy của đế chế Barcelona tại La Liga buộc Real Madrid phải đẩy nhanh quá trình tái thiết.
Sinh viên tìm hiểu việc làm tại ngày hội "Sinh viên và doanh nghiệp năm 2023" tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

Sinh viên tìm việc trong dịp hè

GD&TĐ - Hàng trăm sinh viên tìm hiểu thông tin, cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm việc làm, cơ hội thực tập trong hè.
Một sinh viên đang hái lượm hoa oải hương khuôn viên Đại học Colorado ở Boulder. Ảnh: Ethan Welty, Atlasobscura.com

Hái lượm ở… đô thị

GD&TĐ - Thành phố là nơi chẳng có gì miễn phí nhưng, nếu những cây xanh cũng là cây ăn được thì sao?
Các cột mốc phát triển ở trẻ chỉ là quy ước văn hóa, không phải tiêu chuẩn phổ quát. Ảnh: Getty Images

Trẻ em và… cột mốc

GD&TĐ - Các bậc cha mẹ tin tưởng, trẻ em cũng có các cột mốc phát triển, giống như người lớn có các cột mốc cuộc đời.
Đại biểu Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều và lãnh đạo các phòng ban UBND quận Long Biên chúc mừng nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân. Ảnh: NTCC

Truyền cảm hứng yêu người…

GD&TĐ - Luôn nở những nụ cười trên môi, nhạc sĩ Hoàng Long và Hoàng Lân cùng ân cần nhắc nhớ lại bao kỷ niệm xúc động về ngày đầu các ông đến với âm nhạc.