Tiềm năng, thách thức trong thực tiễn đào tạo nhân lực ngành ô tô điện

GD&TĐ - Tiềm năng và thách thức trong thực tiễn và đào tạo ngành ô tô điện là nội dung của chương trình tập huấn do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ tổ chức.

Các học viên tham gia chương trình tập huấn chụp ảnh lưu niệm.
Các học viên tham gia chương trình tập huấn chụp ảnh lưu niệm.

Ngày 11/11, Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học (ĐH) Huế phối hợp với Công ty cổ phần sáng tạo xanh Việt Nam (GREEN IN) tổ chức chương trình tập huấn “Tiềm năng và thách thức ngành ô tô điện trong thực tiễn và đào tạo”.

Khóa tập huấn nhằm cung cấp những kiến thức mới nhất về ô tô điện cho giảng viên các cơ sở đào tạo liên quan tới ngành công nghiệp ô tô, hướng tới phát triển nguồn nhân lực cho ngành này trong tương lai.

Chương trình tập huấn được tổ chức trong 2 ngày (11-12/11) với sự tham gia của gần 60 học viên.

Chương trình tập huấn được tổ chức trong 2 ngày (11-12/11) với sự tham gia của gần 60 học viên.

TS Nguyễn Quang Lịch - Khoa trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ, ĐH Huế cho biết, đây là hoạt động hết sức ý nghĩa trong bối cảnh nguồn lực cho lĩnh vực ô tô điện còn rất hạn chế, nhất là đội ngũ giáo viên cũng như chuyên gia trực tiếp đào tạo và hoạt động trong lĩnh vực này. Khoa Kỹ thuật và Công nghệ là đơn vị tiên phong trong đào tạo các lĩnh vực liên quan đến công nghệ 4.0 trong đó có chuyên ngành về ô tô điện, điện ô tô và năng lượng tái tạo.

TS Nguyễn Quang Lịch - Khoa trưởng Khoa kỹ thuật và Công nghệ, ĐH Huế phát biểu tại chương trình tập huấn.

TS Nguyễn Quang Lịch - Khoa trưởng Khoa kỹ thuật và Công nghệ, ĐH Huế phát biểu tại chương trình tập huấn.

“Tôi mong muốn các học viên tiếp thu kiến thức, kết nối và tạo được mạng lưới giữa các giảng viên ở các cơ sở giáo dục khác nhau trong toàn quốc, từ đó làm tiền đề cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ô tô điện nói riêng và các lĩnh vực về công nghệ ô tô nói chung trong thời gian tới”, ông Lịch nhấn mạnh.

Khóa tập huấn được các giảng viên là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực ô tô điện đến từ Khoa Kỹ thuật và Công nghệ và ĐH Bách khoa Hà Nội. Nhiều chuyên đề bổ ích được các giảng viên cung cấp cho học viên như phân loại, tính năng và các thông số kỹ thuật của phương tiện chạy bằng điện; công nghệ Hybrid trên ô tô; công nghệ ô tô thuần điện BEV và Fuel cell...

PGS.TS Ngô Xuân Cường – Khoa Kỹ thuật và Công nghệ (ĐH Huế) trình bày tại chương trình tập huấn với chủ đề "Giới thiệu chung về tiềm năng và thách thức về đào tạo nhân lực ngành ô tô điện".

PGS.TS Ngô Xuân Cường – Khoa Kỹ thuật và Công nghệ (ĐH Huế) trình bày tại chương trình tập huấn với chủ đề "Giới thiệu chung về tiềm năng và thách thức về đào tạo nhân lực ngành ô tô điện".

Trong khuôn khổ của khóa tập huấn, hoạt động trình diễn mô hình và trải nghiệm xe điện phiên bản VF 8 Plus từ thương hiệu Vinfast – thương hiệu xe ô tô điện tiêu biểu của Việt Nam sẽ được sử dụng để mang lại những trải nghiệm thực tế cho các học viên.

Ngoài ra học viên được tham quan và học tập tại các phòng Lab về ô tô điện, pin điện và điện ô tô cũng như tự động hóa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ