Tiêm kích Su-35 tiếp tục chứng minh ưu thế vượt trội

GD&TĐ - Tiêm kích Su-35 của Nga đã ghi thêm một chiến thắng ở Ukraine, các chuyên gia quân sự Mỹ chia sẻ thông tin này.

Tiêm kích Su-35 tiếp tục chứng minh ưu thế vượt trội

Mới đây báo chí đã biết về việc tiêm kích đa năng thế hệ 4++ Su-35 của Nga bắn hạ một trực thăng Mi-8 của Ukraine tại vị trí gần biên giới, thuộc khu vực Kharkiv.

Theo các chuyên gia Mỹ đến từ ấn phẩm Military Watch, thành công này đã bổ sung vào chuỗi dài chiến thắng trên không mà các phi công Su-35 giành được trong những tháng gần đây.

“Su-35 từng bắn hạ Mi-8 trong quá khứ, tuy nhiên những chiến thắng đáng chú ý nhất của loại tiêm kích là trong trong trận chiến với máy bay chiến đấu Su-27”, các nhà phân tích của tờ báo Mỹ cho biết.

Tờ Military Watch lưu ý rằng Su-27 được coi là chiến đấu cơ tốt nhất thế giới trong nhiều năm. Ukraine có một số lượng đáng kể máy bay như vậy đang hoạt động, nhưng thời gian gần đây quy mô phi đội đã giảm đi rất nhiều. Khi đối đầu với những chiếc Su-35 hiện đại hơn, Su-27 tỏ ra lép vế hoàn toàn.

Tên lửa không đối không tầm xa R-37M giúp nâng cao sức mạnh cho những tiêm kích Su-35.

Tên lửa không đối không tầm xa R-37M giúp nâng cao sức mạnh cho những tiêm kích Su-35.

Trong quá trình chiến đấu ở Ukraine, hàng không Nga còn thu được nhiều kinh nghiệm quý báu. Những kỹ năng này tiếp tục được sử dụng trong đào tạo phi công.

Cách đây ít lâu, một số tiêm kích Su-35S đã được dành cho trung tâm huấn luyện chiến đấu của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga nằm gần Astrakhan. Chúng sẽ được sử dụng cho các bài bay nâng cao, có tính đến kinh nghiệm thu được từ chiến trường Ukraine.

“Các máy bay chiến đấu Su-35 đã được đưa vào trang bị từ năm 2014, hơn 150 chiếc đã được sản xuất tại nhà máy Komsomolsk on Amur (KnAAZ) ở vùng Viễn Đông, khoảng một phần ba trong số đó dành cho xuất khẩu”, các nhà quan sát của tờ Military Watch cho biết.

Nhưng cũng phải lưu ý rằng chiến công mà Su-35 đạt được đều trước những đối thủ không xứng tầm, phải tới khi đụng độ máy bay chiến đấu hiện đại do NATO sản xuất thì năng lực của Flanker-E mới có thể nhìn nhận chính xác.

Theo Military Watch

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.