Phó giáo sư Cohen tới từ Đại học Dược Harvard cho biết, dưới sự bảo vệ của hai từ này, các nhà sản xuất không cần phải liệt kê tất cả mọi thành phần có trong sản phẩm.
Điều này “cho phép các công ty không cần phải thông báo số lượng thành phần các chất trong sản phẩm. Và chúng có khả năng là những sản phẩm mang đến rủi ro cao”.
Những rủi ro này có thể rất nghiêm trọng. Một vài loại thực phẩm chức năng có liên quan tới việc gia tăng một số loại ung thư nhất định; một số khác gắn với nguy cơ gia tăng sỏi thận. Mặc dù nghiên cứu này đã được công bố rộng rãi, nhưng mỗi năm vẫn có hơn 20.000 người phải đến phòng cấp cứu do thực phẩm chức năng.
Nhà nghiên cứu Cohen đã so sánh khuôn khổ an toàn của thực phẩm bổ sung với các loại thức ăn có cùng mục đích đó. “Thức ăn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn phổ biến, và đó không phải là tiêu chuẩn dành cho thành phần trong thực phẩm chức năng – một tiêu chuẩn này không hề chặt chẽ”.
Tuy vậy, ở Mỹ có một số luật quy định về chế độ sử dụng thực phẩm chức năng. Năm 1994, Quốc hội Mỹ đã thiết lập Luật giáo dục và Chế độ thực phẩm chức năng bổ sung (DSHEA), trong đó có đề cập đến việc ghi nhãn và an toàn của thực phẩm chức năng, và có một số quy định gần đây yêu cầu các nhà sản xuất phải tuân theo “thực hành sản xuất tốt” – GMPs, trong đó có cả việc kiểm tra thành phần sản phẩm.
Theo DSHEA, các thành phần được liệt kê dưới danh mục “công thức độc quyền” không cần phải nêu thông tin chi tiết về định lượng của mỗi thành phần trong danh mục đó. Thay vào đó, họ chỉ phải liệt kê tổng lượng và các thành phần trong “công thức” theo thứ tự về trọng lượng.
Điều này có thể là một vấn đề lớn về liều lượng sử dụng, vì nếu dùng các thành phần này ở một lượng nhất định có thể sẽ dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm, hoặc tương tác với các loại thuốc trị bệnh.
Phó giáo sư Cohen cho rằng, “từ góc độ pháp lý, chúng đều rất an toàn, nhưng trên thực tế lại có nhiều người bị tổn hại do thực phẩm chức năng”.