Thực hư công dụng những viên "sỏi thần" trong dạ dày động vật

Những dị vật tìm thấy trong dạ dày động vật được người xưa coi là thần dược giải độc, trị bệnh, thậm chí trở thành trang sức quý.

Thực hư công dụng những viên "sỏi thần" trong dạ dày động vật
thuc-hu-cong-dung-nhung-vien-soi-than-trong-da-day-dong-vat

Một viên bezoar tại bảo tàng Treasury of the German Order.Ảnh:Wolfgang Sauber

Bezoar hay sỏi trong dạ dày các động vật như hươu, linh dương, nhím, dê, bò đực, lạc đà không bướu, hình thành từ những viên đá nhỏ hoặc chất xơ bị mắc kẹt trong đường tiêu hóa. Qua thời gian, chúng được các lớp canxi và magie phosphat trong dạ dày bao phủ xung quanh, như cơ chế hình thành ngọc trai.

Từ thời cổ đại tới thế kỷ 16, bezoar là vật thể giá trị thường được giới quý tộc dùng làm trang sức hoặc mài lấy bột chữa bệnh. Nữ hoàng Elizabeth I của Anh, cai trị từ năm 1558 đến 1603, cũng dùng "ngọc" bezoar đính lên vương miện. Nữ hoàng còn may thêm áo choàng be để đồng màu với viên đá quý, theo tạp chí khoa học Nautilus.

Niềm tin về tác dụng thần kỳ của bezoar ban đầu xuất hiện tại Ba Tư và Arab vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, sau đó lan sang châu Âu nhờ đội quân Thập tự chinh. Theo Ancient Origins, các thổ dân sống ở dãy Andes, Nam Mỹ dường như đã biết đến bezoar trước khi người châu Âu tới.

"Truyền thuyết kể rằng bezoar là nước mắt pha lê của loài hươu. Hươu vô tình ăn phải một con rắn khiến nó đau bụng và khóc. Những giọt lệ đông lại dưới mi thành pha lê, rơi xuống đất và được con người thu nhặt. Nhiều người ngộ độc hoặc nhiễm bệnh do chất độc được cho là khỏi bệnh nhờ bezoar. Bezoar còn được dùng làm thuốc cho vua Charles II", trích một bài báo trong Tạp chí Y khoa Anh năm 1943. 

Các bác sĩ Hy Lạp và Ba Tư vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên là những người đầu tiên sử dụng sỏi thu được trong dạ dày động vật. Từ bezoar bắt nguồn từ chữ padzahr trong tiếng Ba Tư. Họ mài viên bezoar lấy bột chữa bệnh và giải độc, được cho là có công dụng tương tự sừng tê giác, hoặc dùng bezoar như đá quý làm trang sức.

thuc-hu-cong-dung-nhung-vien-soi-than-trong-da-day-dong-vat-1

Viên bezoar từ thế kỷ 16 trong bảo tàng Kunsthistorisches, Vienna, Áo. Ảnh:Micheal/Flickr

Thế kỷ 12, niềm tin vào sức mạnh của bezoar được đội quân Thập tự chinh mang tới châu Âu. Theo tạp chí Nautilus, bezoar trở nên phổ biến trong giới quý tộc châu Âu.

Tuy vậy, nhà giải phẫu Ambrose Paré sống ở châu Âu thế kỷ 16 lại hoài nghi về công dụng của bezoar. Để kiểm chứng, ông cho một tù nhân bị xử tử bằng thủy ngân clorua dùng bezoar để "cải tử hoàn sinh". Người tử tù chết, chứng minh quan điểm của Paré rằng viên sỏi được cho là thần diệu này thật ra vô tác dụng.

Tới cuối thế kỷ 17, mọi người bắt đầu ngưng sử dụng bezoar và vào thế kỷ 19, bezoar bị xem là phản khoa học dù nhiều người Trung Quốc vẫn sử dụng bột bezoar chữa sốt xuất huyết.

Đối với các nhà khoa học hiện đại, trái ngược với niềm tin về một vật thể thần kỳ, bezoar là dấu hiệu của bệnh tật cần can thiệp bằng phẫu thuật.

WebMD, trang tin tức y tế uy tín năm 2005 từng có bài giải thích các viên sỏi này có thể hình thành trong dạ dày, ruột non hoặc ruột già của người trưởng thành và trẻ em, dẫn tới buồn nôn, tiêu chảy, biếng ăn, sụt cân và cảm giác thấy no dù bệnh nhân ăn rất ít. Thậm chí, chúng còn là thủ phạm gây chảy máu ruột, loét dạ dày, tàn phá mô hoặc gây hoại tử một số phần trong đường ruột.

Theo Vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.