Thúc đẩy môi trường nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Viện Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Công nghệ đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp, thúc đẩy môi trường nghiên cứu để thích ứng với thời đại.

Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (IAI-UET VNU) và Công ty cổ phần Oraichain Labs ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược.
Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (IAI-UET VNU) và Công ty cổ phần Oraichain Labs ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược.

Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với các đối tác doanh nghiệp để trở thành đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu, ươm mầm và phát triển nhân lực AI tại Việt Nam.

Ngành Trí tuệ nhân tạo tại Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN được xây dựng theo hướng công nghệ - kỹ thuật liên ngành, thiết kế với các khối kiến thức phân tầng và gắn kết với nền tảng về toán học, khoa học máy tính, khoa học dữ liệu; khoa học xã hội, môi trường, robot…

Bên cạnh đó, giảng viên của nhà trường đã tham gia và đóng góp tích cực trong việc xây dựng Chiến lược Trí tuệ nhân tạo quốc gia cũng như các hoạt động khác liên quan. Chương trình đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo đã và đang giúp UET trở thành một cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về Trí tuệ nhân tạo trong nước và khu vực.

Tiến trình đào tạo của ngành Trí tuệ nhân tạo giúp sinh viên hình thành và củng cố các kỹ năng toàn diện như: hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. Sinh viên theo học được tiếp xúc với các ứng dụng và các môn học của ngành ngay từ năm đầu, được tham gia thực hành tại các phòng lab với thiết bị, kỹ thuật tân tiến,…giúp tạo hứng thú học tập và hiểu biết về ngành đào tạo, tăng cường phương pháp học thông qua trải nghiệm, nhằm tạo và duy trì hứng thú học tập cho sinh viên.

Từ đó, các em có kiến thức và kỹ năng hiện đại về ứng dụng trí tuệ nhân tạo nói riêng và công nghệ thông tin nói chung trong xu thế toàn cầu hóa; Nắm vững kỹ năng bổ trợ cần thiết, khả năng thích nghi, làm việc độc lập, làm việc trong môi trường công nghiệp trong và ngoài nước.

Việc nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo đang trở thành một nhu cầu cấp thiết.

Việc nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo đang trở thành một nhu cầu cấp thiết.

Đại diện hai bên của Viện Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (IAI-UET VNU) và Công ty cổ phần Oraichain Labs đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược để cùng tạo ra một môi trường đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, cũng như đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo Việt Nam lên bản đồ quốc tế.

Lễ ký kết có sự tham dự của TS. Trần Quốc Long - Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo và TS. Đào Thành Chung - Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Oraichain Labs, cùng đại diện của cả hai đơn vị.

Lễ ký kết có sự tham dự của TS. Trần Quốc Long - Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo và TS. Đào Thành Chung - Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Oraichain Labs, cùng đại diện của cả hai đơn vị.

Ngoài các nội dung tài trợ học bổng, tài trợ giải thưởng cho “Student App day”, việc hợp tác giữa Viện TTNT của Trường Đại học Công Nghệ với Oraichain Labs có hai nội dung đáng chú ý nhất là thiết lập các không gian giao lưu tại các đơn vị, tạm gọi là các AI Hub và ươm mầm khởi nghiệp cho các ý tưởng AI có ứng dụng thực tiễn cao.

AI Hub sẽ là nơi giảng viên, sinh viên của viện và các kỹ sư của Oraichain Labs giao lưu học hỏi, trao đổi nghiên cứu khoa học, cùng nhau phát triển các công nghệ AI, các ứng dụng Web3 sử dụng AI. Các công nghệ hữu ích sẽ được Oraichain Labs đồng hành phát triển hơn nữa và triển khai vào cuộc sống.

Hai bên mong rằng, hợp tác chiến lược này sẽ phát huy thế mạnh của từng đơn vị để tạo ra một môi trường nghiên cứu khoa học tiên phong, có khả năng phát triển ứng dụng AI đột phá. Đồng thời, đem lại nhiều động lực và đam mê cho các thế hệ sinh viên của Viện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.