Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Gia Lai cần đặc biệt quan tâm, chú trọng bảo vệ rừng

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Gia Lai cần đặc biệt quan tâm, chú trọng bảo vệ rừng

Thiên tai gây thiệt hại 188 tỷ đồng

Theo UBND tỉnh Gia Lai, trong năm 2019 tỉnh chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 5 và số 6. Bên cạnh đó do biến đổi khí hậu nên địa bàn tỉnh đã xảy ra hạn hán vô cùng nghiêm trọng. Năm 2019, thiên tai gây thiệt hại ước tính khoảng 500 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2020, thiên tai cũng gây thiệt hại khoảng 188 tỷ đồng, gây hư hỏng nhiều nhà cửa, hoa màu của người dân.

Nhằm khắc phục những hậu quả từ thiên tai gây ra, UBND tỉnh đã hỗ trợ hơn 27 tỷ đồng cho người dân có diện tích cây trồng bị thiệt hại và 20 tỷ đồng để khôi phục lại các công trình giao thông. Bên cạnh đó giao cho các Sở, ngành địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát, xác định và lập phương án cắm biển cảnh báo các khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai, đặc biệt là trường học và cơ sở y tế.

Đồng thời, giao cho cán bộ huyện, xã theo dõi, trực tiếp xuống vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét… để nắm chắc tình hình, dự báo các tình huống có thể xảy ra nhằm cảnh báo và hướng dẫn người dân chủ động phòng chống. Ngoài ra, đẩy mạnh bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Gia Lai cần đặc biệt quan tâm, chú trọng bảo vệ rừng ảnh 1
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại Gia Lai.

Tuy nhiên địa phương cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu cần được sửa chữa, tu bổ, nâng cấp để đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài. Bên cạnh đó hạn chế về con người và trang thiết bị, công cụ hỗ trợ. Ngoài ra hệ thống cảnh báo, thông tin, truyền thông tới cộng đồng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa còn hết sức khó khăn do địa hình chia cắt, dân cư phân tán…

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá cao công tác phòng chống thiên tai của chính quyền tỉnh Gia Lai, qua đó, hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Thứ trưởng chỉ ra thành công của công tác phòng chống thiên tai trước hết là do công tác chỉ đạo từ cấp tỉnh, huyện, thành phố đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo, chỉ thị của trung ương. Các cấp chính quyền thường xuyên, kịp thời phân công kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các văn bản, kế hoạch an toàn hồ đập, cơ sở hạ tầng để phòng chống thiên tai.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Gia Lai cần đặc biệt quan tâm, chú trọng bảo vệ rừng ảnh 2
Thành viên Tổng cục phòng chống thiên tai làm việc tại Gia Lai.

Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức rất quan trọng. Qua đó, năm 2019-2020 tỉnh Gia Lai đã có nhiều tin bài, chuyên mục với nội dung cụ thể để tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số về phòng chống thiên tai.

Lồng ghép kiến thức phòng chống thiên tai vào giáo dục

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: Gia Lai cần đặc biệt quan tâm, chú trọng bảo vệ rừng ảnh 3
Ông Kpă Thuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, ông Lê Duy Định – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, để phòng chống thiên tai trong trường học, Sở GD&ĐT Gia Lai đã ban hành nhiều công văn, tập huấn mô hình trường học an toàn, ứng phó với thiên tai cho cán bộ, giáo viên.

Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo được tích hợp vào quy hoạch chung của địa phương. Đồng thời lồng ghép kiến thức về phòng chống thiên tai vào chương trình giáo dục ở các cấp để học sinh hiểu biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, thay đổi hành vi để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ông Kpă Thuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng nêu ý kiến: "Các công trình thủy lợi của tỉnh cơ bản vẫn được sử dụng. Tuy nhiên, nhiều công trình được xây dựng từ lâu nên cần được gia cố để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Do đó, tỉnh kiến nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng, gia cố cơ sở hạ tầng."

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chỉ đạo đoàn công tác ghi nhận và báo cáo Ban chỉ đạo PCTT Trung ương các đề xuất, kiến nghị của tỉnh về việc một số công trình đã xuống cấp, nâng mức hỗ trợ di dời cho các hộ dân và xác định cấp độ thiên tai…

Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, tỉnh Gia Lai cần tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện các văn bản, quy định về phòng chống thiên tai; thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, an toàn hồ đập. Đồng thời, tổ chức diễn tập theo từng quy mô, cấp độ, nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hành. Không chỉ vậy, Thứ trưởng yêu cầu tỉnh tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về bảo vệ rừng và phòng chống thiên tai.

Thứ trưởng nhấn mạnh, theo số liệu thống kê, độ che phủ rừng tại Gia Lai là 40,2% thấp hơn các tỉnh Tây Nguyên và toàn quốc. Do đó tỉnh Gia Lai cần đặc biệt quan tâm, chú trọng bảo vệ rừng. Bởi trồng rừng và bảo vệ rừng là thực hiện mục tiêu kép trong việc phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Ngoài ra, Thứ trưởng cũng yêu cầu tỉnh hoàn thành bản đồ về phòng chống thiên tai. Đặc biệt tìm giải pháp đảm bảo an toàn cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhưng chưa được di dời.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.