Thứ trưởng Lê Hải An: Các khâu chấm thi tự luận phải tuân thủ đúng quy trình, quy chế

Thứ trưởng Lê Hải An cùng bà Vũ Liên Oanh thị sát công tác chấm thi tại Ban chấm thi tự luận. Ảnh: Việt Hà
Thứ trưởng Lê Hải An cùng bà Vũ Liên Oanh thị sát công tác chấm thi tại Ban chấm thi tự luận. Ảnh: Việt Hà

3 bài thi Ngữ văn đạt 9 điểm

Thứ trưởng Lê Hải An đã cùng đoàn công tác của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019 kiểm tra khu vực chấm thi của Hội đồng thi Sở GD&ĐT Hải Phòng và làm việc với Ban chỉ đạo thi của thành phố.

Dự buổi làm việc có các ủy viên của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019: ông Đặng Quang Việt - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học; ông Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Về phía Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Quảng Ninh có ông Đặng Huy Hậu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thi của tỉnh; Bà Vũ Liên Oanh - Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó trưởng ban thường trực ban chỉ đạo thi, chủ tịch Hội đồng thi.

Bà Vũ Liên Oanh báo cáo công tác chấm thi
Trình bày báo cáo tại buổi làm việc, bà Vũ Liên Oanh cho biết: Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện các khâu của công tác chấm thi đúng theo Quy chế thi: Khu vực Làm phách được đặt ở địa điểm an toàn, cách ly triệt để 2 vòng độc lập, có cán bộ an ninh, thanh tra giám sát;

Khu vực chấm thi được bố trí tại vị trí an toàn, các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm thi tại khu vực chấm thi; phòng bảo quản bài thi của Ban Thư ký bảo đảm có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày;

Ban chấm thi tự luận có 136 cán bộ, trong đó có 120 cán bộ chấm thi được lựa chọn nhân sự đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao và sẽ chấm gần 14.000 bài thi tự luận môn Ngữ văn.

Thứ trưởng Lê Hải An kiểm tra các công việc tại Ban thư ký. Ảnh Việt Hà
  Thứ trưởng Lê Hải An kiểm tra các công việc tại Ban thư ký. Ảnh Việt Hà

Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh - đơn vị được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ chủ trì chấm thi trắc nghiệm - đã cử nhân sự đúng theo các yêu cầu để xử lý gần 41.000 bài thi. Phòng bảo quản bài thi được lặp đặt camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động bên trong phòng 24 giờ/ngày, có lực lượng trực, bảo vệ, giám sát phòng bảo quản bài thi, chấm thi trắc nghiệm đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối. Có 4 máy quét, 3 máy in và 6 máy tính đáp ứng đầy đủ yêu cầu nghiệp vụ chấm thi trắc nghiệm.

Tại Hội đồng thi tỉnh Quảng Ninh có 3 thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT và đoàn thanh tra gồm 8 thành viên của Sở GD&ĐT Quảng Ninh làm công tác thanh tra chấm thi tại đây.

Theo bà Vũ Liên Oanh, thống kê đến sáng 6/7 cho thấy: có 3 bài thi Ngữ văn đạt điểm 9, có trên 4.000 bài thi đạt điểm từ 5 - 9 điểm (chiếm gần 53%), gần 3.684 bài thi có điểm dưới 5 (chiếm trên 47%), có 29 bài điểm liệt. Chưa phát hiện trường hợp cán bộ chấm thi có biểu hiện vi phạm quy chế thi.

Không chủ quan về con người cũng như thiết bị hỗ trợ

Thứ trưởng Lê Hải An yêu cầu Ban chỉ đạo thi của tỉnh, Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi không chủ quan về con người cũng như thiết bị hỗ trợ đến khâu cuối cùng của kỳ thi. Ảnh: Việt Hà
  Thứ trưởng Lê Hải An yêu cầu Ban chỉ đạo thi của tỉnh, Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi không chủ quan về con người cũng như thiết bị hỗ trợ đến khâu cuối cùng của kỳ thi. Ảnh: Việt Hà

Thứ trưởng Lê Hải An đánh giá cao sự vào cuộc của Ban chỉ đạo thi của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ của Hội đồng thi thực hiện các công việc của kỳ thi, đặc biệt là trong coi thi, chấm thi.

Trong những ngày tới, Thứ trưởng yêu cầu Ban chỉ đạo, Hội đồng thi cần sát sao trong chỉ đạo tất cả các khâu chấm thi tự luận phải tuân thủ đúng quy trình, quy chế thi để tạo được sự công bằng, khách quan, nghiêm túc của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Thời gian còn lại không nhiều, công tác thanh, kiểm tra phải được tăng cường, duy trì hoạt động thanh tra thường xuyên nghiêm túc, thanh kiểm tra đột xuất đúng nghiệp vụ; Đảm bảo an ninh, an toàn, tuân thủ đúng quy chế thi trong việc thực hiện các công việc chấm thi.

Trong công tác chấm thi tự luận, Ban chấm thi đảm bảo tiến độ chấm và đảm bảo chấm chính xác, không để sót ý, sót điểm bài thi để đảm bảo công bằng cho thí sinh.

Đặc biệt, Thứ trưởng yêu cầu: Từ nay đến khi kết thúc những công việc cuối cùng của khâu chấm thi cũng như của kỳ thi, Hội đồng thi, Ban chỉ đạo thi phải duy trì chế độ báo cáo kịp thời những sự cố bất thường để kịp thời xử lý những sự cố xảy ra.

Cuối cùng, Thứ trưởng Lê Hải An đề nghị: Ban chỉ đạo thi của tỉnh, Hội đồng thi cố gắng sát sao trong chỉ đạo thực hiện các công việc còn lại của kỳ thi, không để xảy ra sai sót; không thể chủ quan về mặt con người cũng như thiết bị công nghệ hỗ trợ, đảm bảo kết quả thi chính xác, khách quan, trung thực.

Ông Nguyễn Văn Minh, Ủy viên ban chỉ đạo và cán bộ Cục Quản lý chất lượng thị sát hoạt động của một Trưởng môn chấm. Ảnh Việt Hà
Ông Nguyễn Văn Minh, Ủy viên ban chỉ đạo và cán bộ Cục Quản lý chất lượng thị sát hoạt động của một Trưởng môn chấm. Ảnh Việt Hà
Các cán bộ chấm thi đang thực hiện thống nhất kết quả điểm tại phòng chấm chung. Ảnh: Việt Hà
 Các cán bộ chấm thi đang thực hiện thống nhất kết quả điểm tại phòng chấm chung. Ảnh: Việt Hà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.