Thủ khoa khối C02 toàn quốc 2021 chia sẻ bí quyết ôn thi đạt điểm cao

GD&TĐ - Cùng nghe chia sẻ của Võ Nhật Minh - Thủ khoa khối C02 toàn quốc về bí kíp ôn tập để đạt điểm cao tại kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Võ Nhật Minh (giữa), Thủ khoa khối C02 toàn quốc
Võ Nhật Minh (giữa), Thủ khoa khối C02 toàn quốc

Võ Nhật Minh - Sinh viên Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Hà Nội, Thủ khoa khối C02 toàn quốc, top 8 khối C08 toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 với điểm thi Toán 9, Hóa học 10, Ngữ Văn 9.25, Sinh học 8.75.

Trong quá trình học tập, 12 năm liền, Nhật Minh đạt danh hiệu học sinh giỏi, được tuyển thẳng ba trường: Đại học Sư phạm Hà Nội - Sư phạm Hóa học; Đại học Kinh tế Quốc dân - ngành Quản lí doanh nghiệp và Đại học Bách Khoa Hà Nội - Khoa Kĩ thuật Hóa học.

Hiện nay, Minh là leader của một số fanpage lớn về mảng học tập, quản lí các dự án trợ giúp học tập về cộng đồng; admin page "Cộng đồng Hóa học Shine Education", hoạt động nhằm mục đích giúp đỡ các học sinh có một định hướng tốt hơn chinh phục bộ môn Hóa học.

Minh chia sẻ tới các bạn học sinh một số bí kíp rèn luyện như sau:

1.Xử lí triệt để 30 - 32 câu hỏi đầu trong vòng 2-3 phút

Các em học sinh muốn đạt điểm cao trong kì thi THPT thì bắt buộc mức độ 8 điểm cần phải xử lí nhanh gọn. Để làm được điều đó, học sinh cần mày mò các bộ đề 8+ , làm bấm thời gian giới hạn và tự chấm bài để thấy các lỗi sai.

2. Cách chống sai ngớ ngẩn

Để chống sai vặt, mình thường có 1 phương pháp làm đề, đó là gạch chân dưới các keyword của đề bài, vận dụng tư duy sáng tạo nhằm ngăn chặn ý tưởng của người ra đề, tích cực nghiên cứu rằng, ở 1 nội dung bài học nhưng có thể có nhiều cách triển khai khác nhau, và hãy ngăn chặn các hướng triển khai đó.

3. Sử dụng Casio như một công cụ hỗ trợ

Máy tính Casio không giải quyết hoàn toàn 100% các đề bài, bản chất cốt lõi vẫn là tư duy. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng thì đó là công cụ hữu ích rút gọn thời gian làm bài, giúp hiệu quả nhanh chóng. Để đạt được điều đó, ta cần hiểu ý nghĩa các lệnh, hàm và ứng biến trong điều kiện nào.

4. Phương hướng làm đề

Làm đề chủ yếu từ các Sở - Trường THPT chuyên uy tín, tránh làm các nguồn đề lệch lạc, thiếu thực tế so với cấu trúc Đề minh họa. Thông thường, Minh sẽ làm 30 - 32 câu đầu với 10 đề, sau đó các câu vận dụng cao thường có sự liên kết về dạng và hướng giải, từ đó giúp mình nghiên cứu vận dung cao một cách kĩ càng hơn và dễ thấm bản chất hơn.

5. Không được bỏ qua nội dung sách giáo khoa và kiến thức thực tế

Với đề thi mức độ phân hóa cao và bám sát thực tế, chúng ta cần quan tâm các nội dung ở SGK và tìm hiểu kiến thức liên quan đến thực tiễn. Thường các bài toán đó không khó, nhưng do tư duy của HS bị gò bó nên chưa thể phát huy ở các dạng mới lạ này. Vậy nên, học sinh cần tìm hiểu các kiến thức ngoài đời thực liên quan đến bộ môn rất nhiều.

6. Không coi thường các câu hỏi từ nhận biết hay thông hiểu, vì dù ở mức độ nào thì các câu cũng ngang bằng nhau

Với 1 câu nhận biết, nếu chúng ta làm sai thì câu đó xứng đáng là câu vận dung cao , vì bản chất "khó chinh phục". Vậy nên với mỗi câu, hãy thật sự tỉnh táo để làm bài,không được phép coi thường nhưng cũng không nên quá chậm chạp.

7. Chế độ chăm sóc sức khỏe

Thời gian này, học sinh cần tích cực chăm sóc sức khỏe, giải trí, và nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Nên ăn uống đủ tinh bột, protein, ăn nhiều các loại cá, rau củ, nước hoa quả và các loại sữa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...