Thư gửi một người VIệt Nam tử tế

Maggie Thomas là chuyên gia của tổ chức từ thiện Heifer International, một tổ chức đã giúp đỡ nhiều nông dân Việt Nam tạo sinh kế. 

Thư gửi một người VIệt Nam tử tế

Nhưng cô không bao giờ ngờ rằng ở Việt Nam, mình lại học được một bài học về ý nghĩa sống. Bài học mà vị chuyên gia này nhận được, không đến từ một thứ gì cao siêu và to tát, mà đến từ một hành động rất nhỏ nhặt, từ những hộp sữa có giá chỉ vài nghìn đồng.

Cô viết:

Tôi luôn mong đợi khám phá những điều mới và gặp gỡ những người thú vị khi đi thực địa trong dự án của mình. Tôi đã không thất vọng trong chuyến thăm Việt Nam gần đây.

Khi chúng tôi đến thăm ngôi nhà của các thành viên tham gia dự án của chúng tôi tại tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi nhận thấy một thanh niên trong nhóm của chúng tôi lặng lẽ rút ra những hộp sữa nhỏ từ túi xách của mình.

Anh đưa chúng cho những đứa trẻ trong từng gia đình. Anh cúi xuống và thủ thỉ trò chuyện với chúng, giúp chúng mở ống hút và cắm vào hộp. Ở đây, hầu hết mọi người đều tập trung vào "những vị khách nước ngoài" chứ chẳng ai quan tâm đến lũ trẻ con cả.

Sau khi nhìn thấy sự quan tâm của chàng trai ấy với lũ trẻ, chúng tôi quyết định rằng chúng tôi phải tìm hiểu về chàng trai này và điều gì đã khiến anh hành động như vậy

Chúng tôi biết rằng anh là Nguyễn Thái Lộc, 23 tuổi, trợ lý dự án ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Là nhân viên thực địa, mỗi buổi chiều tối, Lộc đến thăm các gia đình khi những người nông dân từ đồng trở về. Anh thăm hỏi sức khỏe gia đình, tư vấn cho họ về gia súc, về sinh kế, và khuyến khích sự tham gia tăng của họ trong các sáng kiến cộng đồng.

Hầu hết các gia đình ở khu vực này là từ các dân tộc thiểu số Khmer, không nói tiếng Việt, và do đó bị tách biệt khỏi nền văn hóa chủ đạo của cả nước. Tuy nhiên, mặc dù không phải là người Khmer, Lộc đã bằng cách nào đó học tiếng để có thể dễ dàng giao tiếp với từng gia đình bằng ngôn ngữ riêng của họ.

Lộc mua sữa mà anh phát cho lũ trẻ bằng tiền túi, dù anh chỉ là một sinh viên đại học và có một khoản tiền lương khiêm tốn. Khi chúng tôi hỏi tại sao anh làm thế, anh nói với người phiên dịch một điều khá hiển nhiên, "Tôi yêu những đứa trẻ, nhưng chúng rất nghèo và chẳng có gì cả".

Lộc đã giành được sự tin tưởng và tôn trọng cha mẹ của họ bằng cách thể hiện tình yêu của mình thông qua những đứa trẻ.

Tôi học được rất nhiều từ quan sát ngắn của tôi và thảo luận với Lộc, về ý nghĩa của những gì mình đang làm. Tôi vốn đã biết rằng trong công việc, ngoài tài năng, người ta còn cần đam mê. Tôi học hỏi từ Lộc rằng: niềm đam mê trong công việc không những phải cho công việc hay thậm chí với sứ mệnh.

Cho dù làm việc trong tại thực địa hay ngồi bàn giấy ở trụ sở như tôi, niềm đam mê của chúng tôi phải cho những người dân, cho những gia đình chúng tôi phục vụ - những con người đang phấn đấu để kéo mình ra khỏi đói nghèo và xây dựng cộng đồng tốt hơn.

Theo laodong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ