Thông điệp việc hạ thủy 3 tàu ngầm hạt nhân cùng lúc

GD&TĐ - Tàu ngầm hạt nhân hiện đại có thể dễ dàng được gọi là phương tiện tác chiến phức tạp nhất về mặt kỹ thuật được sản xuất hàng loạt.

Thông điệp việc hạ thủy 3 tàu ngầm hạt nhân cùng lúc

Không phải vô cớ mà kể từ năm 1954, cái gọi là Câu lạc bộ Nguyên tử (gồm các quốc gia có tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động) chỉ bao gồm 6 quốc gia: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Điều đáng chú ý là gần đây báo chí đã gây xôn xao dư luận khi thông báo Triều Tiên đã hạ thủy tàu ngầm hạt nhân.

Tuy nhiên sau khi kiểm tra kỹ lưỡng thông tin này, phương Tây nhận ra Bình Nhưỡng vẫn chưa có tàu ngầm hạt nhân nào, đây là chỉ một tàu ngầm diesel-điện được trang bị tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Đồng thời, quốc gia đầu tiên có được vũ khí đáng gờm như vậy là Hoa Kỳ vào năm 1954. Thực tế trên khiến Liên Xô nhận thấy mình phải nỗ lực bắt kịp đối thủ lớn.

Moskva đã hạ thủy tàu ngầm hạt nhân đầu tiên 3 năm sau người Mỹ. Sau đó Liên Xô đã tiến hành một bước đi nhanh chóng khi hạ thủy hàng loạt tàu ngầm hạt nhân và diesel.

Trong khi đó vào cuối những năm 1970, giới lãnh đạo quân sự Liên xô thấy rõ rằng tất cả sự đa dạng nêu trên cần được thay thế bằng một thứ gì đó mạnh mẽ và phổ quát. Đây là lý do Dự án 855 Yasen ra đời, chiếc tàu ngầm hạt nhân dẫn đầu trong trong lớp là Severodvinsk được đặt lườn vào năm 1993.

Do những khó khăn mà Nga gặp phải sau khi Liên Xô sụp đổ, quá trình chế tạo tàu ngầm hạt nhân này đã bị trì hoãn và chiếc Severodvinsk chỉ được đưa vào thành phần tác chiến từ năm 2014.

Tàu ngầm hạt nhân Arkhangelsk là chiếc mới nhất thuộc Dự án 855M Yasen-M được hạ thủy.

Tàu ngầm hạt nhân Arkhangelsk là chiếc mới nhất thuộc Dự án 855M Yasen-M được hạ thủy.

Tuy nhiên sự “chậm trễ” này ít nhiều cũng mang lại lợi ích. Rốt cuộc, các kỹ sư Nga đã sửa đổi lớp Yasen vốn đã lỗi thời và bắt đầu triển khai dự án Yasen-M hiện đại hóa, bao gồm việc sử dụng vật liệu, thiết bị mới và vũ khí mới nhất.

Đối với lớp Yasen-M, xét về số lượng vũ khí trên tàu, nó mang được hơn nhiều lần so với cả lớp Virginia của Mỹ cũng như Suffren của Pháp, điều này giải thích cho mức giá cao đáng kể.

Mới đây, một sự kiện quan trọng đã diễn ra ở nước Nga. Tàu ngầm đa năng chạy bằng năng lượng hạt nhân Arkhangelsk thuộc Dự án 885M Yasen-M mới nhất đã được hạ thủy. Điều cần nói tới nữa là hiện nay có thêm 4 tàu ngầm hạt nhân của dự án này đang được đóng.

Nhưng đó không phải là tất cả, các tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mang tên Hoàng đế Alexander III và Krasnoyarsk đã chính thức được chuyển giao cho Hải quân Nga.

Cuối cùng, tàu ngầm diesel-điện Mozhaisk thuộc Dự án 636.3 lớp Varshavyanka cũng đã trở thành một phần của lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.

Do đó, thông qua việc hạ thủy 3 tàu ngầm hạt nhân cùng lúc trong một tuần, Liên bang Nga đã củng cố mạnh mẽ vị thế của mình trong Câu lạc bộ Nguyên tử.

Tàu ngầm hạt nhân tương lai thuộc lớp Columbia của Hải quân Mỹ.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.