Thanh Hóa: Giáo viên vùng biên giới háo hức chờ đón giờ bỏ phiếu

GD&TĐ - Giờ khai mạc kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đang cận kề. Tất cả cử tri là người trong ngành Giáo dục Thanh Hóa đang háo hức chờ đón giờ phút thiêng liêng ấy.

Bà Ngô Thị Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa (áo dài màu xanh đậm) đang cùng giáo viên nhà trường tìm hiểu danh sách các ứng cử viên tại điểm bầu cử.
Bà Ngô Thị Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa (áo dài màu xanh đậm) đang cùng giáo viên nhà trường tìm hiểu danh sách các ứng cử viên tại điểm bầu cử.

Tất cả đã sẵn sàng

Ngày 22/5, ghi nhận của Báo GD&TĐ tại huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) về không khi náo nhiệt trước ngày bầu cử. Đội ngũ những người đang công tác trong ngành Giáo dục ở đây cũng đang rất phấn chấn.

Cô giáo Ngô Thị Lan – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pù Nhi, huyện Mường Lát cho biết, mặc dù các thầy, cô giáo nhà trường đã kết thúc năm học từ ngày 15/5, nhưng nhiều người vẫn chưa về quê, mà ở lại để tham gia đi bầu cử.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pù Nhi (Mường Lát, Thanh Hóa) Ngô Thị Lan phổ biến cho giáo viên kiểm tra thông tin trên thẻ cử tri của từng người.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Pù Nhi (Mường Lát, Thanh Hóa) Ngô Thị Lan phổ biến cho giáo viên kiểm tra thông tin trên thẻ cử tri của từng người.

“Trường Tiểu học Pù Nhi hiện có 41 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó có hơn chục người ở miền xuôi. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên đều đã có gia đình ở Mường Lát, nên nhà trường sẽ bố trí cán bộ, giáo viên tập trung đi bỏ phiếu vào đầu giờ sáng 23/5.

Ai cũng háo hức chờ đợi giờ khai mạc cuộc bầu cử, để tự tay cầm lá phiếu và thực hiện nghĩa vụ cũng như quyền lợi thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc”, cô Lan cho hay.

Một cô giáo người Dao, bản Hạ Sơn (Pù Nhi, Mường Lát, Thanh Hóa) được kiểm tra thân nhiệt khi đến điểm bầu cử.

Một cô giáo người Dao, bản Hạ Sơn (Pù Nhi, Mường Lát, Thanh Hóa) được kiểm tra thân nhiệt khi đến điểm bầu cử.

Ông Lò Văn Tuấn – Trưởng phòng GD&ĐT Mường Lát cho biết, ngành giáo dục huyện có 17 ứng cử viên ĐB HĐND cấp huyện và xã. Trong đó, 2 ứng cử viên ĐB HĐND cấp huyện và 15 ứng cử viên ĐB HĐND cấp xã.

“Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị bầu cử đều đã hoàn tất. Tất cả chỉ còn đợi đến giờ phút thiêng liêng của “Ngày hội non sông”, ông Tuấn thông tin.

Ngành Giáo dục Thanh Hóa có 2 ứng cử viên ĐBQH

Tài kỳ bầu cử này, ngành GD tỉnh Thanh Hóa có 2 ứng cử viên ĐBQH khóa XV, gồm: ông Trần Văn Thức – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa và bà Mai Thị Hằng, giáo viên Trường THPT Thạch Thành I, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa).

PGS.TS Trần Văn Thức – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa là 1 trong 24 ứng cử viên ĐBQH khóa XV.

Khi trở thành ứng cử viên ĐBQH khóa XV, ông Trần Văn Thức được Ủy ban bầu cử tỉnh Thanh Hóa phân bổ về ứng cử ĐBQH tại đơn vị bầu cử số 1 gồm: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa và huyện Đông Sơn.

Ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở GD&ĐT, ứng cử viên ĐBQH khóa XV tại buổi tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử.

Ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở GD&ĐT, ứng cử viên ĐBQH khóa XV tại buổi tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử.

Trong chương trình hành động, ứng cử viên Trần Văn Thức bày tỏ nguyện vọng, nếu được sự tín nhiệm của cử tri bầu vào Quốc hội, ông sẽ nỗ lực cố gắng để thực hiện những nhiệm vụ cao cả của người đại biểu nhân dân trong cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước;

Sẽ tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội. Gắn bó mật thiết, thường xuyên với cử tri, qua đó hiểu đúng và phản ánh đầy đủ những băn khoăn, mong muốn, nguyện vọng chính đáng của cử tri tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương.

Thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa cử tri với Quốc hội; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn bản dưới luật của các bộ, ngành và các văn bản triển khai thực tế ở địa phương trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất với Quốc hội những giải pháp, chính sách phù hợp.

Không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, nghiên cứu đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, tham gia quyết định các vẫn đề quan trọng của đất nước, nhất là lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Chuẩn bị ngày bầu cử, cờ Tổ quốc được treo bên Quốc lộ 15C, ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Chuẩn bị ngày bầu cử, cờ Tổ quốc được treo bên Quốc lộ 15C, ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Với vị trí người đứng đầu ngành GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, ông nhận thức rõ người dân không chỉ cần chính sách đúng đắn, phù hợp mà còn phải có biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả.

Với trách nhiệm của mình, ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV Trần Văn Thức hứa sẽ cùng tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức của ngành tham mưu các nhiệm vụ, đề ra giải pháp khả thi, nhanh chóng đưa các chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa ở lĩnh vực GD&ĐT vào thực tiễn trên các phương diện, như:

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng, từng bước đổi mới quản trị ngành hiệu quả hơn.

Rà soát, sắp xếp hệ thống trường, lớp và đầu tư trang thiết bị dạy học, đảm bảo phù hợp với địa phương và xu thế phát triển.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (Đồn Biên phòng Tam Chung) huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa tổ chức tuyên truyền lưu động trước ngày bầu cử.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (Đồn Biên phòng Tam Chung) huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa tổ chức tuyên truyền lưu động trước ngày bầu cử.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà, giữ vững thành tích giáo đục mũi nhọn nằm trong tốp đầu cả nước.

Giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với ngành hiện nay như: xã hội hóa giáo dục, dạy thêm học thêm, tình trạng lạm thu, bạo lực học đường...

Bên cạnh đó, ứng cử viên Trần Văn Thức cũng hứa sẽ thường xuyên liên hệ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân để phản ánh tại diễn đàn của Quốc hội. Chịu sự giám sát của cử trị và nhân dân, mà trước hết là cử tri và nhân dân nơi đã tin nhiệm bầu cử cho ông trở thành Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Thông tin từ Ủy ban Bầu cử tỉnh Thanh Hóa cho biêt, số ĐBQH khóa XV được bầu của tỉnh Thanh Hóa là 14 đại biểu (bằng số ĐBQH khóa XIV). Số ĐBHĐND tỉnh Thanh Hoá nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu là 85 đại biểu (ít hơn 10 đại biểu so với HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021). Số đơn vị bầu cử ĐBQH hội là 5 đơn vị. Số đơn vị bầu cử ĐBHĐND tỉnh là 27 đơn vị.
Tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 3.982 khu vực bỏ phiếu. Trên cơ sở đó, đã hoàn thành việc thành lập 3.982 tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu theo quy định. Tại cuộc bầu cử lần này, Thanh Hóa có hơn 2,6 triệu cử tri, trong đó ngành GD có khoảng hơn 53.000 cử tri là những cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.