Tạo chính sách đột phá phát triển đội ngũ nhà giáo

GD&TĐ - Cần xây dựng Luật Nhà giáo nhằm tạo chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Tạo chính sách đột phá phát triển đội ngũ nhà giáo

Bước đột phá về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, khi thảo luận về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, dự án Luật Nhà giáo lần đầu được xây dựng và là dự án luật điều chỉnh về đối tượng liên quan đến nhiều luật chuyên ngành, phạm vi điều chỉnh của dự án luật khá rộng.

Luật liên quan đến số đông viên chức là nhà giáo tại các cơ sở giáo dục công lập (chiếm tới 2/3 tổng biên chế sự nghiệp của cả nước). Đội ngũ nhà giáo càng đông đảo tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Do đó, dự án Luật Nhà giáo thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri, nhằm thể chế hóa, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Phó Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, Cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra đã rất tâm huyết, trách nhiệm trong nghiên cứu, xây dựng và thẩm tra dự án luật. Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nhiều lần cho ý kiến về dự án luật.

Nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (ngày 18/11), Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, giáo dục, đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng những kỳ tích phát triển của dân tộc.

Tổng Bí thư chỉ rõ 3 vấn đề cốt tử để thực hiện thành công đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên vươn mình sánh vai với các cường quốc năm châu.

Thứ nhất, tập trung thực hiện cho bằng được đó là “hoàn thành sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, hoàn thành mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thứ hai, từ bài học lịch sử về chính sách “Bình dân học vụ” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động để phát động và thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số” ngày nay; tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, bảo đảm tối thiểu 20% chi ngân sách nhà nước cho giáo dục.

Thứ ba, tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài, là những người có đam mê, nhiệt huyết, kỹ năng, kiến thức, năng lực truyền thụ, ham học hỏi, đổi mới sáng tạo, thật sự là những tấm gương để học sinh, sinh viên học tập, noi theo; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.

luatnhagiao.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Nhà giáo.

Cần tạo chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhận thấy, các đại biểu Quốc hội tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt với dự thảo Luật Nhà giáo. Hầu hết đều mong muốn các nội dung, đặc biệt là những vấn đề về chính sách được quy định tốt hơn cho nhà giáo.

Qua thảo luận, đa số đại biểu Quốc hội đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra trong chuẩn bị hồ sơ dự án luật kịp thời, có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thảo luận tại tổ của các vị đại biểu Quốc hội.

Các ý kiến phát biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo. Qua đó, nhằm hoàn thiện dự thảo luật, xây dựng cho được một đạo luật chuyên ngành về nhà giáo;

Đồng thời cụ thể hóa đầy đủ, đúng mức sự quan tâm của Đảng về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ nhà giáo trong phát triển đất nước; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật liên quan, khắc phục sự chồng chéo, thiếu đồng bộ.

Các ý kiến góp ý bày tỏ mong muốn tạo ra chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu, giải trình đầy đủ, thấu đáo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, khẩn trương hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 9.

Tại Phiên thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, đã có 36 đại biểu phát biểu ý kiến. Có 4 đại biểu tranh luận. Còn Tại phiên thảo luận tổ, đã có 90 lượt ý kiến phát biểu góp ý cho dự thảo luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.