Kiểm soát việc doanh nghiệp độc quyền

GD&TĐ - Sáng nay (12/6), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Hoàng Văn Cường – đoàn Hà Nội đã có trao đổi với báo chí về Luật này.

Đại biểu Hoàng Văn Cường trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội
Đại biểu Hoàng Văn Cường trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội

Đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, mục tiêu của Luật Cạnh tranh (Sửa đổi) là kiểm soát việc doanh nghiệp độc quyền, nhất là các doanh nghiệp tập trung kinh tế dễ rơi vào tình trạng độc quyền và nếu độc quyền sẽ ảnh hưởng tới hoạt động cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp khác.

Do vậy, Luật này khi được thông qua sẽ giúp cho các doanh nghiệp tập trung hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật và không rơi vào trạng thái độc quyền trong canh tranh. Giúp các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

Theo quy định, tới tháng 7/2019 Luật mới có hiệu lực. Về vấn đề này, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng trong thời gian đó, Bộ Công thương phải đưa ra các tiêu chí để các doanh nghiệp phải khai báo khi thực hiện mua bán, sáp nhập... tránh dẫn tới có khả năng rơi vào độc quyền. Đồng thời, các cơ quan quản lý cạnh tranh của Bộ Công thương phải kiện toàn lại bộ máy để quản lý cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh (sửa đổi) có thêm điều khoản quy định về hàng hóa bán dưới giá thành. Về quy định này, đại biểu Hoàng Văn Cường trao đổi: Quy định này được đưa vào luật là để cạnh tranh lành mạnh, không được phép bán phá giá, hoặc dùng các tiềm lực kinh tế ảnh hưởng tới khả năng tồn tại của những doanh nghiệp nhỏ hơn. Do vậy, phải kiểm soát bán phá giá, để đảm bảo rằng, việc bán phá giá không ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác và tạo ra môi trường cạnh tranh làng mạnh.

Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được thông qua gồm 10 chương, 118 điều, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh, cụ thể: Cơ quan nhà nước thực hiện những hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:

Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp; Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.

Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

GD&TĐ - Lionel Messi có thể lần đầu chơi bóng tại Ngoại hạng Anh trong nỗ lực cùng tuyển Argentina chuẩn bị cho hành trình bảo vệ ngôi vô địch World Cup.