Chính thức ra mắt Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển

GD&TĐ - Ngày 4/11/2020, tại Hà Nội, Báo Dân tộc và Phát triển - Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Lễ khai trương Báo điện tử Dân tộc và Phát triển.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến cùng các đại biểu bấm nút khai trương Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến cùng các đại biểu bấm nút khai trương Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển

Tại buổi lễ, ông Lê Công Bình, Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển cho biết, Báo Dân tộc và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 136 ngày 05/8/2002 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi (nay là Ủy ban Dân tộc). Ngày 27/10/2002, báo Dân tộc và Phát triển phát hành số báo đầu tiên.

18 năm qua, báo Dân tộc và Phát triển đã khẳng định vai trò, vị thế của mình trong hệ thống báo chí nước nhà với tôn chỉ, mục đích là Cơ quan ngôn luận của Uỷ ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Báo Dân tộc và Phát triển đã được bạn đọc, đặc biệt bạn đọc là Người có uy tín, già làng, trưởng bản xem như một món ăn tinh thần, như một tài liệu quý để ứng dụng vào cuộc sống và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện báo xuất bản 4 kỳ/tuần với lượng phát hành gần 3 vạn/kỳ, là một trong số ít tờ báo in hiện đang có mặt ở hàng vạn bản làng, phum sóc, vùng xa xôi hẻo lánh nhất của đất nước.

Để hòa nhập vào xu thế phát triển chung của báo chí hiện đại, nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển tải thông tin thường xuyên, liên tục, chân thực về đồng bào dân tộc thiểu số, về vùng dân tộc thiểu số, miền núi đến cộng đồng, xã hội, đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế, Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển điện tử đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động hoạt động báo chí số 468/GP-BTTTT, chính thức đi vào hoạt động sẽ trở thành công cụ hữu hiệu truyền tải tới cộng đồng xã hội, tới bạn đọc trong và ngoài nước những thông tin kịp thời, trung thực, bổ ích; những thành tựu to lớn mà đồng bào dân tộc thiểu số đạt được nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, nhà nước và sự nỗ lực của người dân; Thông tin nhanh nhạy về vùng đất, con người gắn liền với bản sắc văn hóa được kiến tạo từ ngàn đời... sẽ cập nhật thường xuyên, liên tục trên Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển.

Từ đó, tăng cường sự hiểu biết, tạo  nhận thức đúng đắn về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, góp phần thực hiện tốt chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển” theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Trước xu thế phát triển chung của báo chí hiện đại, Báo Dân tộc và Phát triển Điện tử sẽ vận dụng triệt để những lợi thế phát triển của công nghệ thông tin; kinh nghiệm của các Báo Điện tử đi trước để xây dựng Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển theo hướng đa phương tiện, an toàn, hiện đại, bản sắc. Kế thừa, phát huy những giá trị mang tính cốt lõi của tờ báo in, mở rộng phạm vi đề tài, khẳng định vị thế và trở thành tờ báo đi đầu, giữ vai trò định hướng thông tin về các vấn đề liên quan đến vùng dân tộc thiểu số miền núi; công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc.

Phát biểu tại Lễ Khai trương báo Điện tử Dân tộc và Phát triển, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã nhấn mạnh: : Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển được xây dựng theo hướng đa phương tiện là phù hợp xu thế báo chí hiện đại. Với 61,3% hộ đồng bào dân tộc thiểu số dùng Intenet, đó là điều kiện thuận lợi để Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; chia sẻ cách làm hay, sáng tạo, nhất là tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và Miền núi giai đoạn 2021-2030... Trước những điều kiện thuận lợi về nguồn thông tin, đòi hỏi Báo phải có định hướng tốt, những nhà báo giỏi. Các phóng viên, biên tập viên phải luôn học tập, nâng cao trình độ để phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn. Báo phải hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, đúng quy định pháp luật. Mỗi bài viết, hình ảnh, âm thanh chuyển giải phải tăng tính đồng thuận; chuyển tài chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đồng thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, thực sự trở thành diễn đàn của đồng bào các dân tộc 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trách nhiệm của cha mẹ là truyền đạt cho con khái niệm về sự kiên nhẫn. (Ảnh: ITN).

Vì sao bố mẹ nên dạy con tính kiên nhẫn?

GD&TĐ - Ngay cả việc học về tính kiên nhẫn cũng cần một lượng thời gian đáng kể. Bạn cần chuẩn bị sẵn kiến ​​thức cơ bản trước khi dạy con về tính kiên nhẫn.