Hoạt ảnh (animation) do Christiansen thực hiện cho thấy, khủng long sống khá lâu trên Trái đất, trong khi đó, giai đoạn có loài người xuất hiện khá ngắn ngủi. Điều này được thể hiện qua chuyển động của hệ hành tinh trong thiên hà.
Mặt trời di chuyển xung quanh trung tâm thiên hà của chúng ta một vòng khoảng 250 triệu năm. Hiện nay, Trái đất và Mặt trời ở trong phần thiên hà mà trước đó diễn ra hiện tượng khủng long bắt đầu xuất hiện trên Trái đất trong kỷ Tam Điệp.
Khi các loài khủng long như sterosaurus, velociraptor hay tyrannosaurus xuất hiện, Trái đất ở trong phần khác của thiên hà.
Hoạt ảnh cho thấy, chuyển động của hệ hành tinh chúng ta xung quanh trung tâm thiên hà với từng điểm đánh dấu thời điểm xuất hiện từng loại khủng long.
Toàn bộ thiên hà của chúng ta cũng di chuyển dần dần về phía thiên hà Andromeda.
“Hoạt ảnh cho thấy, chúng ta quay trở về điểm ban đầu, tuy nhiên trong thực tế toàn bộ thiên hà đã di chuyển qua một chặng đường rất dài. Như thể chúng ta di chuyển theo đường xoắn ốc trong vũ trụ”, TS Christiansen nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề đó, hệ hành tinh của chúng ta sau khi thực hiện một vòng xung quanh trung tâm thiên hà sẽ ở vào vị trí hơi khác với vị trí mà nó đã từng ở từ 250 triệu năm trước.
TS Christiansen cũng nhấn mạnh, trong quá trình di chuyển, khoảng cách từ hệ Mặt trời của chúng ta đến trung tâm thiên hà không thay đổi. Chính vì vậy, các điều kiện trên Trái đất không thay đổi đến mức không cho phép sự sống tiếp tục tồn tại.