Phát hiện loài bồ câu ngoại hình xấu xí như quái vật

Bồ câu tiền sử sinh sống ở cạnh các dòng sông, suối và là con mồi của nhiều loài khủng long.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Những gì còn sót lại của một trong những loài chim biết bay đầu tiên trên thế giới sống cách đây 120 triệu năm vừa được khai quật ở Nhật Bản.

Chúng được coi là loài bồ câu thời tiền sử, có kích thước tương đương hậu huệ hiện tại. Loài này có lông màu xám, nâu cùng chiếc đuôi có thể cử động linh hoạt.

Phat hien loai bo cau ngoai hinh xau xi nhu quai vat

Loài bồ câu cổ đại có ngoại hình khác hẳn vẻ đáng yêu của hậu duê.

Loài này được đặt tên là Fukuipteryx prima. Chúng sinh sống trong thời kỷ kỷ Phấn trắng.  Đây là một trong những loài chim cổ xưa nhất được tìm thấy bên ngoài Trung Quốc buộc các nhà khoa học phải suy nghĩ lại về quá trình tiến hoá của những loài chim biết bay.

Chúng không chỉ sống trên lục địa mà còn ở một đảo quốc như Nhật Bản. Liệu đây là loài di cư hay sống bản địa tiến hoá tại đây?

Bồ câu tiền sử sinh sống ở cạnh các dòng sông, suối và là con mồi của nhiều loài khủng long. Chúng mang trong mình một số đặc biệt của loài chim hiện đại khác hẳn những loài chim cổ đại khác.

Hiện những nghiên cứu về loài chim này vẫn đang được thực hiện nhưng những gì còn sót lại khó có thể cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về loài này.

Theo Baodatviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ