Thiếu ngủ ảnh hưởng tới nhận thức của trẻ đầu tuổi thành niên

GD&TĐ - Khi không ngủ đủ giấc, hầu hết mọi người có xu hướng khó làm việc hiệu quả vào ngày hôm sau.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu hình ảnh về giấc ngủ và não từ hơn 5.500 trẻ.
Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu hình ảnh về giấc ngủ và não từ hơn 5.500 trẻ.

Giờ đây, một nghiên cứu lớn đầu tiên do Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ) thực hiện đã chỉ ra hậu quả của việc ngủ không đủ giấc đối với não trong giai đoạn đầu tuổi vị thành niên. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cerebral Cortex Communications.

Tiến sĩ Caterina Stamoulis - Trưởng nhóm nghiên cứu, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Khoa học Thần kinh Tính toán tại Boston Children - cho biết: “Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên là thời điểm quan trọng để não phát triển.

Các mạch não của lứa tuổi này đang trưởng thành nhanh chóng, đặc biệt là những mạch hỗ trợ quá trình suy nghĩ như ra quyết định, giải quyết vấn đề và khả năng xử lý cũng như tích hợp thông tin từ thế giới bên ngoài. Ngủ không đủ giấc có thể tác động lớn đến nhận thức và sức khỏe tâm thần trẻ em”.

Tiến sĩ Stamoulis và đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu hình ảnh về giấc ngủ và não từ hơn 5.500 trẻ vị thành niên (9 - 11 tuổi). Dữ liệu được lấy từ nghiên cứu dài hạn về Phát triển nhận thức não ở tuổi vị thành niên (ABCD) do Viện Y tế quốc gia (NIH) tài trợ.

Dữ liệu về giấc ngủ được báo cáo bởi các phụ huynh trong cuộc khảo sát gồm 26 mục với các câu trả lời về thời lượng, độ trễ của giấc ngủ, tình trạng khó ngủ trở lại, khó thở, ngáy, ác mộng, khó thức dậy, buồn ngủ vào ban ngày. Trong khi đó, dữ liệu não đến từ hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) khi não không có bất kỳ nhiệm vụ nào.

Từ các dữ liệu này, nhóm nghiên cứu đã xác định được nhiều mạng lưới não đóng vai trò cơ bản trong chức năng nhận thức. Sau đó, họ kiểm tra các thuộc tính của mạng lưới - phản ánh mức độ hiệu quả của bộ não xử lý thông tin và mức độ đàn hồi của mạch đối với tác nhân gây căng thẳng.

Phân tích cho thấy, thời lượng ngủ ngắn hơn, độ trễ khi ngủ dài hơn, thức giấc thường xuyên và nhịp thở rối loạn khi ngủ có liên quan đến mạng lưới não kém hiệu quả, linh hoạt. Nhóm nghiên cứu cũng quan sát thấy những thay đổi bất thường ở các phần cụ thể của não như đồi thị, hạch nền, hồi hải mã và tiểu não.

Các tác động bất lợi lan rộng, từ các vùng não riêng lẻ đến những mạch lớn và toàn bộ não. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng và chất lượng giấc ngủ.

Tiến sĩ Stamoulis cho biết: “Những bất thường mà chúng tôi xác định có thể dẫn đến ảnh hưởng trong quá trình nhận thức, bao gồm chú ý, khen thưởng, điều chỉnh cảm xúc, trí nhớ và khả năng lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát hành động, hành vi”.

Theo MedicalXpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.