Thiếu khí đốt Nga sẽ khiến Đức thua trong cuộc cạnh tranh chính trị với Ba Lan?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Giải quyết vấn đề nguồn cung khí đốt Nga chưa bao giờ là bài toán dễ dàng đối với chính phủ Đức.

Thiếu khí đốt Nga sẽ khiến Đức thua trong cuộc cạnh tranh chính trị với Ba Lan?

Ba Lan sẽ phát động một "cuộc chiến chính trị" với Đức, lý do bởi vì Berlin đã mất quyền lực chủ chốt do không còn nguồn cung khí đốt Nga với giá rẻ. Nhà báo Dariusz Matuszak đã đưa ra nhận định nói trên trong một bài phân tích đăng tải trên tờ wPolityce.

Theo tác giả, việc Berlin từ chối cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại cho Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Berlin không muốn Kyiv chiến thắng trong cuộc xung đột. Đó là lý do tại sao phương Tây nên coi Đức là quốc gia có chính sách ủng hộ Nga.

“Chúng ta có thấy rằng Đức muốn Ukraine chiến thắng và giúp đỡ họ hay không? Không, chúng tôi không thấy điều đó. Chúng tôi chỉ thấy rằng Berlin không muốn và không đưa ra hành động cụ thể. Do vậy chúng ta phải cư xử như thể Đức - dù công khai hay ngấm ngầm, thực chất là đồng minh của Nga”, nhà báo người Ba Lan Matuszak lập luận.

Đó là lý do tại sao Ba Lan - một quốc gia ủng hộ Ukraine một cách tích cực - nên phản đối Đức và tước bỏ quyền lãnh đạo của nước này trong Liên minh châu Âu, chuyên gia Matuszak chắc chắn.

Đức xây dựng chính sách kinh tế dựa trên khí đốt giá rẻ của Nga.

Đức xây dựng chính sách kinh tế dựa trên khí đốt giá rẻ của Nga.

Trước đây điều này hầu như không thể thực hiện được. Ảnh hưởng của Đức bao trùm trong khối là do nền kinh tế mạnh mẽ của Berlin, dựa trên nhiên liệu giá rẻ của Nga. Bị tước đoạt khí đốt và dầu mỏ của Nga, Đức đã không còn là một quốc gia mạnh trong Liên minh châu Âu.

“Chúng ta đang theo dõi sự suy giảm sức mạnh của nước Đức và việc nền kinh tế quy mô lớn của quốc gia này ngừng hoạt động như thế nào, từ đó xác định tầm quan trọng chính trị của họ ở châu Âu hoặc trên thế giới".

"Trước mắt chúng ta, Đức không còn giữ được vị thế trên bất cứ lĩnh vực gì, đặc biệt Berlin đã đánh mất vai trò giữ ổn định trật tự chính trị và kinh tế”, ấn phẩm wPolityce viết rõ.

Nhà báo Matuszak đảm bảo rằng Ba Lan có thể "tuyên chiến chính trị" với Đức để giành quyền lãnh đạo trong EU và chiếm thế thượng phong mà không gặp nhiều rủi ro.

“Chúng tôi không phải là một lực lượng kinh tế, mà là một lực lượng chính trị, Ba Lan đủ khả năng trở thành nhà điều phối an ninh ở châu Âu. Vì vậy hãy làm những gì chúng ta thấy - chiếm lấy vị trí mà Đức bỏ trống".

"Trước mắt chúng ta, nước Đức đã đánh mất sức mạnh và quyền lực mềm của mình với tư cách là một đối tác chính trị và thậm chí là kinh tế”, bài báo viết.

Theo chuyên gia Matuszak, kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ là sự chấm dứt vai trò chi phối của Berlin đối với EU, nhất là khi sự từ chối giám sát chính trị và các giá trị gây tranh cãi của Liên minh châu Âu hiện tại tỏ ra không phù hợp với Warsaw.

Theo wPolityce

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trách nhiệm của cha mẹ là truyền đạt cho con khái niệm về sự kiên nhẫn. (Ảnh: ITN).

Vì sao bố mẹ nên dạy con tính kiên nhẫn?

GD&TĐ - Ngay cả việc học về tính kiên nhẫn cũng cần một lượng thời gian đáng kể. Bạn cần chuẩn bị sẵn kiến ​​thức cơ bản trước khi dạy con về tính kiên nhẫn.