Hà Lan đi đầu cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine là 'kịch bản thực tế'

GD&TĐ - Chính phủ Hà Lan sẽ xem xét vấn đề cung cấp những tiêm kích F-16 vẫn chưa ngừng hoạt động cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Hà Lan đi đầu cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine là 'kịch bản thực tế'

Máy bay chiến đấu đối với Ukraine không chỉ là nhu cầu cấp thiết. Mặc dù vậy, những cuộc thảo luận về khả năng phương Tây cung cấp tiêm kích cho Kyiv vẫn đang bế tắc. Nhưng có vẻ ánh sáng cuối đường hầm bắt đầu ló rạng từ một quốc gia vốn không được xem là ứng viên tiềm năng - Hà Lan.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan - ông Wopke Hoekstra đã tuyên bố trong cuộc thảo luận tại quốc hội rằng chính phủ sẽ xem xét vấn đề chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine "trên tinh thần cởi mở", ấn phẩm Netherlands cho biết. Cần lưu ý, quốc hội Hà Lan đã có đề xuất lên chính phủ về việc cung cấp F-16 cho Ukraine.

Nhưng điều cực kỳ quan trọng là phải đánh giá vấn đề này một cách thực tế, từ quan điểm của chính Hà Lan. Điều đầu tiên cần chú ý là Amsterdam đang dần loại biên phi đội F-16 của mình để thay thế bằng F-35. Theo thống kê, tổng cộng lực lượng không quân nước này có 61 chiếc F-16AM/BM tại thời điểm cuối năm 2021, số máy bay nói trên dự kiến sẽ được bán bớt.

Cụ thể vào tháng 6/2021, xuất hiện thông tin về ý định của Hà Lan nhằm bán 12 chiếc F-16 cho công ty tư nhân Draken International. Hợp đồng được cho là còn bao gồm tùy chọn loại bỏ dần 28 tiêm kích khác vào cuối mùa xuân năm 2024.

Tính đến cuối năm 2021, tình trạng của thương vụ vẫn chưa rõ ràng vì nó cần có sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ và thời gian Hà Lan tiến hành loại biên. Mặc dù vậy, những máy bay này đã được phát hiện ở Florida, nơi Draken International có trụ sở.

Vào tháng 12/2022, có thông tin cho rằng 11 chiếc F-16 của Hà Lan đã từ Mỹ trở về châu Âu để đại tu tại Công ty hàng không vũ trụ Sabena trên đất Bỉ. Đồng thời có giả thiết cho rằng hợp đồng với Draken International đã bị hủy và trong trường hợp này, những chiếc F-16 có thể được đưa đến Bulgaria khi Sofia đang khẩn trương tìm kiếm chiến đấu cơ để thuê. Nhưng thông tin này cũng không được xác nhận.

Như vậy có thể nói rằng Hà Lan không còn muốn giữ những chiếc F-16, việc chuyển giao chúng không gây ra mối đe dọa nào đối với khả năng phòng thủ của họ.

Hơn nữa Amsterdam có nguồn lực thích hợp để chuyển giao không chỉ một vài chiếc mà cả phi đội gồm hàng chục chiến đấu cơ, nếu chúng ta tính đến lịch trình ngừng hoạt động F-16 cho đến mùa xuân năm 2024.

Tiêm kích F-16 của Không quân Hà Lan.

Tiêm kích F-16 của Không quân Hà Lan.

Cần lưu ý, Hà Lan là một trong những khách hàng châu Âu đầu tiên mua F-16, các tiêm kích được giao theo lô trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1989.

Những chiếc F-16 cũ nhất đã ngừng hoạt động vào năm 1993, khi đó quy mô phi đội Fighting Falcon của Hà Lan giảm từ 170 xuống còn 138 chiếc và tiếp tục tồn tại trong 20 năm nữa. Sau đó phải kể đến việc bán 3 chiếc F-16 cho Jordan và 18 máy bay cho Chile vào năm 2005.

Quá trình loại biên và bán chiến đấu cơ cũ đã dẫn đến con số 61 chiếc F-16 đang phục vụ trong Không quân Hà Lan hiện nay. Về phiên bản chính xác của chúng, Block 15OCU có thể được coi là cấu hình cơ bản.

Nhưng trong quá trình vận hành, F-16 của Hà Lan đã trải qua nhiều lần nâng cấp, bao gồm lắp đặt các module dẫn đường vũ khí chính xác cao như Lantirn, ALQ-131 Block-2 EW, cập nhật hệ thống định vị... Những chiếc F-16 của Hà Lan có khả năng sử dụng toàn bộ danh mục vũ khí cơ bản, bao gồm tên lửa AIM-120 và bom JDAM.

Với việc Hà Lan đề xuất cung cấp cả hệ thống phòng không Patriot của mình cho Ukraine, sẽ không ngạc nhiên khi những chiếc F-16 của họ sớm có mặt tại chiến trường Donbass.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.