Thích ứng với lũ: Nước nổi, bè nổi

Thích ứng với lũ: Nước nổi, bè nổi

Nước nổi,  bè nổi

Tại vùng “rốn lũ” Phương Điền, Phương Mỹ (Hương Khê) trong đợt lũ kép vừa qua, 100% hộ dân đều có thuyền và bè. “Thuyền chủ yếu để di chuyển, lưu thông giữa nhà này , vùng này với nhà khác, vùng khác. Trong lũ, thuyền là nơi nhận, phân phát hàng cứu trợ. Còn bè chủ yếu là nơi để cái ăn, cái mặc, tài sản của cải tại chỗ khi không kịp chuyển lên vùng cao tránh lũ”. Ông Hồ Đức Hiền (85 tuổi, thôn Mỹ Trung) nhận xét. Trong đợt lũ vừa qua, 645 hộ ở Phương Mỹ có gần 800 bè đủ chủng loại, kích cỡ khác nhau. Nhà nghèo thì kết bè bằng tre, nứa, cây chuối, gỗ ván sẵn trong nhà. Nhà khá hơn thì chuẩn bị từ 4 đến 8 thùng đựng nước bằng nhựa, nắp kín, ken gỗ, ván kết thành nhà nổi. Ông Hồ Đức Hiền nhà ngập tận mái, hai ông bà già được xã đi dời lên vùng cao… Còn gà nhốt lồng buộc trên bè. Chó cột trên bè. Khi nước rút, ông bà trở về tất cả vẫn còn. “Bè hiện đại thì của anh Hải, chị Xuân (thôn Mỹ Hạ). Hai anh chị kết hai bè. Một bè để gia súc, xe đạp, xe máy và các đồ dùng khác. Còn một bè thì được kiến trúc thành nhà nổi, lợp bằng bạt, sàn bè kê ván. Đó là nơi sinh hoạt, ăn ngủ của cả gia đình “ Chúng tôi nấu nướng trên thau sắt này. Một tuần sống trên nước này, chật chội nhưng còn có chỗ mà nằm. Đặc biệt nhờ bè mà sách, vở, bút giấy của các cháu không chôn bùn, nếu có ướt nước thì chờ nắng lên hong khô có thể dùng được”. Chị Xuân trao đổi.

Tuy nhiên dùng bè chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài phải có những biện pháp chống lụt một cách căn cơ.

Ông Trần Duy Chiến-Chi cục thủy lợi Hà Tĩnh cho biết hiện Hà Tĩnh có 359 hồ đập lớn nhỏ với dung tích 760 triệu m3. Con số hồ đập của Quảng Bình là 188 và Nghệ An nhiều hơn Hà Tĩnh và Quảng Bình cộng lại (có đến 625 hồ đập).

Nhà nổi giữa dòng nước lũ
Nhà nổi giữa dòng nước lũ

Hồ đập ở miền Trung được xây dựng từ những năm 60 nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Có thể kể đến đập rú Trí, Hố Hô, khe Mơ ..vv.. (Hà Tĩnh) hồ An Mã, Phú Hòa, Cẩm Ly, khe Trợ, khe Danh, Phú Vinh, đập Bẹ (Quảng Bình)… Trong đợt lũ vừa qua, hồ đập đã gây bao nỗi kinh hoàng cho nhân dân. Hố Hô  cao chừng 72m, tràn đập  1,5m có nguy cơ bị vỡ đã khiến dân Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh) trong đêm 18-10, nháo nhác bỏ của chạy lấy người. Nước lũ tràn đập rú Trí (Đức Thọ) đã làm sạt lở đường tàu, gây ách tắc giao thông đường sắt và khiến nhân dân hạ lưu sông Ngàn Sâu sạt lở vườn, trôi nhà, nhiều trường học ngập lũ kéo theo thiết bị, sách vở vùi trong nước bạc. Vỡ đập khe Mơ, hai em HS mẫu giáo và một HS Trung học cơ sở, 1 phụ huynh ở Hương Sơn chết đuối...Có người gọi hồ đập là hố tử thần, bẫy nước, bom nổ chậm quả là có cơ sở. Khi nước lũ ở những vùng khác đã rút, thì Phương Điền, Phương Mỹ, Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh), Sơn Tân, Sơn Thủy (Hương Sơn), Đức Tùng, Đức La (Đức Thọ), Lệ Thủy (Quảng Bình), Nam Đàn (Nghệ An) vẫn mênh mông nước. “ Sở dĩ nước rút chậm là do ba bốn đập xả nước cùng một lúc nên lợi mô chưa chộ, nhưng hại là nhãn tiền trước mắt, khiến làng tui như cái túi đựng nước”. Ông Nguyễn Châu Huân (Mỹ Trung) phàn nàn. “Vỡ đập khe Mơ chú biết đó hơn 1 triệu khối tuôn ào ạt, cầu cống, đường sá, bị trôi, sạt lở, cây cối, vườn tược bị bật gốc. Thật kinh hoàng không thể tưởng tượng nổi”. Anh Hào (Sơn Hàm ) chia sẻ.

Vì vậy, cần có giải pháp đồng bộ cho hơn 1000 đê đập ở miền trung

Giải pháp trước mắt, cần điều tra, đánh giá hiện trạng, lên kế hoạch di tu, bảo dưỡng. Về lâu dài cần xây các bãi tràn xả nước một cách khoa học, tính toán lại các cống xả lũ, nghiên cứu dòng chảy khi xả lũ để dòng nước không tập trung về một chỗ. Đối với hồ Phú Vịnh (Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) có dung tích 22,36 triệu m3  nước, được xây dựng từ 1992, hiện tại có trên 5000 hộ dân (những hộ dân ấy là phụ huynh, học sinh) đang sống dưới chân đập, nếu vỡ đập thì hậu quả sẽ khó lường, chẳng những nhà cửa, trường học, bệnh viện không còn mà tính mạng của người dân cũng không đảm bảo. Được biết, năm 2008, tại hồ Phú Vịnh, nước dâng cao phải xả tràn, phía Bắc Nghĩa Hiệp ngập lũ, Đồng Hới một phen kinh hoàng. Cũng như vậy, tại đập Hố Hố (Giáp ranh giữa Tuyên Hóa (Quảng Bình) và Hương Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh) sự cố tràn đập do  cửa xả tràn của nhà máy điện Hố Hô bị lũ cuốn trôi một máy biến áp 35 KV nên không thể nào mở được cánh cửa xả lũ. Hiện tại các ngành chức năng đang xem xét, đánh giá khắc phục sự cố. Nhưng 1000m3 gỗ trôi xuống chẹt ngang thân đập và cống xả lũ thật sự là một nỗi kinh hoàng. Hơn 100 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh đã dũng cảm vớt gỗ cứu đập, nếu không chưa lường được điều gì sẽ xảy ra. Cho nên một trong những giải  pháp có tính bền vững  là trồng cây gây rừng.

Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn phải được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Trong năm 2009, tại miền Trung hàng trăm vụ cháy rừng diễn ra. Cháy rừng nguy nhất là mất lớp sa van bụi đã hình thành hàng ngàn năm có vai trò giữ độ ẩm, giữ nước cho đất. Vì vậy, lũ lụt có nguyên nhân từ nạn phá rừng.   

Lê Văn Vỵ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.