Thị trường nghệ thuật Ấn Độ bùng nổ

GD&TĐ - Thị trường nghệ thuật Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ.

'The Story Teller' (1937) trở thành bức tranh Ấn Độ đắt nhất với giá 7,45 triệu USD. Ảnh: Saffronart
'The Story Teller' (1937) trở thành bức tranh Ấn Độ đắt nhất với giá 7,45 triệu USD. Ảnh: Saffronart

Kiệt tác “Người kể chuyện” (The Story Teller) năm 1937 của Amrita Sher-Gil gần đây đã trở thành bức tranh đắt nhất từng được bán đấu giá với số tiền kỷ lục.

Tại nhà bán đấu giá Saffronart, tác phẩm “The Story Teller” đã thu về 7,4 triệu USD, một mức giá gần gấp đôi so với ước tính ban đầu, theo bà Minal Vazirani, người đồng sáng lập Saffronart.

Được chính phủ công nhận là nhân tài quốc gia, bà Sher-Gil (1913 - 1941) luôn nổi bật trong nền nghệ thuật mà nam giới thống trị ở Ấn Độ. Việc bán tác phẩm “The Story Teller” với giá kỷ lục “đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hệ sinh thái nghệ thuật Nam Á, vì đây không chỉ là tác phẩm có giá trị cao nhất, mà còn là kỷ lục do một phụ nữ nắm giữ”, bà Vazirani nói.

Năm 2021, bức tranh “Ladies’ Enclosure” của bà Sher-Gil được bán với giá 5,14 triệu USD tại cuộc đấu giá Summer Live của Saffronart, khiến nó trở thành tác phẩm nghệ thuật Ấn Độ đắt thứ 2 được bán trên toàn cầu vào thời điểm đó. Điều đáng kinh ngạc là giá trị thị trường các tác phẩm nghệ thuật của bà đã tăng gần gấp 2 chỉ trong 2 năm.

Tuy nhiên, Sher-Gil không phải là nghệ sĩ Ấn Độ duy nhất có tranh trở thành thương hiệu hoặc biểu tượng địa vị trị giá hàng triệu USD. Trước thời điểm bán “The Story Teller” một tuần, tác phẩm mơ mộng trừu tượng của cố tác giả Sayed Haider Raza, “Gestation” (1989), đã gây chú ý khi thu về 6,27 triệu USD tại Pundole’s, một nhà đấu giá có trụ sở tại Mumbai.

Raza là thành viên sáng lập Nhóm Nghệ sĩ Tiến bộ năm 1947 tại Bombay. Những người cùng thời với ông gồm M.F. Husain, V.S. Gaitonde, F.N. Souza, Tyeb Mehta, Ram Kumar và Krishen Khanna - tất cả đều trở thành các nhân vật chủ chốt trong nghệ thuật hiện đại Ấn Độ. Trên thị trường hiện nay, tác phẩm của họ có giá cao ngất ngưởng.

Nhiều kỳ vọng

Nếu Ấn Độ được xếp hạng trong số các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay, ngành nghệ thuật nước này là một trường hợp điển hình hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng to lớn và sức mạnh tiềm ẩn của riêng nó.

Bất chấp sự tàn phá của đại dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp, thị trường nghệ thuật đương đại đã dần hồi phục và hiện đang chinh phục những tầm cao mới.

Theo dữ liệu từ Báo cáo Thị trường Nghệ thuật Ấn Độ của công ty kiểm toán toàn cầu Grant Thorton, thị trường này đạt doanh thu kỷ lục 137 triệu USD năm 2022, tăng 281% kể từ 2012. Nhà đấu giá AstaGuru có trụ sở tại Mumbai cũng đặt kỳ vọng rất lớn vào đây.

Với doanh thu tăng 9% và số tác phẩm nghệ thuật bán ra tăng 6% so với năm 2022, thị trường nghệ thuật Ấn Độ đang chứng kiến xu hướng ổn định. Giám đốc điều hành AstaGuru Tushar Sethi giải thích: Số lượng tác phẩm được đưa ra đấu giá tăng 11% so với năm trước, cho thấy cả mong muốn sưu tầm và kết quả là số lượng tác phẩm được chào bán trong cuộc đấu giá tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, ngành kinh doanh nghệ thuật Ấn Độ vẫn tụt hậu so với các thị trường nghệ thuật của Mỹ (30,2 tỷ USD) hoặc Pháp (5 tỷ USD) về doanh thu và cơ sở hạ tầng. Ông Sethi cho rằng, sự so sánh này là không công bằng.

Ông Sethi cho rằng, thị trường này vẫn giữ một vị trí đặc biệt trên thế giới nhờ di sản văn hóa phong phú, truyền thống nghệ thuật đa dạng và cộng đồng nghệ sĩ tài năng đang phát triển.

Khi đặt cạnh các trung tâm nghệ thuật toàn cầu khác như New York, London hay Hồng Kông, nó thể hiện một số điểm khác biệt đáng chú ý. Và trong vài thập kỷ gần đây, nghệ thuật mới được coi là tài sản có giá trị về mặt thẩm mỹ ở Ấn Độ.

Phòng trưng bày Latitude 28 ở New Delhi. Ảnh: Latitude 28

Phòng trưng bày Latitude 28 ở New Delhi. Ảnh: Latitude 28

Những yếu tố thúc đẩy khác

Tuy nhiên, đấu giá chỉ là một khía cạnh của thị trường nghệ thuật Ấn Độ. Ngoài ra còn có các phòng trưng bày thương mại, bảo tàng và hội chợ nghệ thuật đã góp phần vào sự bùng nổ hiện nay của thị trường này.

Người Ấn Độ giờ đây có thể chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật đẳng cấp thế giới ngay tại đất nước họ mà không cần đi du lịch tới châu Âu hay châu Mỹ.

Trong khi những người Ấn Độ giàu có tiếp tục là nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực mỹ thuật thì ngày càng nhiều người dân thành thị thuộc tầng lớp trung lưu ngày càng tăng cũng tham gia. Một số người tin rằng, các cuộc triển lãm và hội chợ nghệ thuật ngày nay đang cố tình thu hút nhóm đối tượng này.

Trong thập kỷ qua, khán giả toàn cầu chú ý hơn đến nghệ thuật Ấn Độ. Sự sáng tạo của Ấn Độ đã thu hút trí tưởng tượng bằng cách thể hiện khả năng ngôn ngữ kích thích tư duy và thiên hướng về các chủ đề mang tính triết học cao, vượt qua ranh giới. Đồng thời, nhiều nghệ sĩ Ấn Độ xuất hiện tại các buổi biểu diễn bom tấn của các tổ chức nổi tiếng ở phương Tây và được khen ngợi.

Bà Bhavna Kakar, người sáng lập phòng trưng bày Latitude 28 có trụ sở tại New Delhi, biên tập viên kiêm nhà xuất bản của tạp chí TAKE on Art, cho biết, những cuộc giao lưu đó không chỉ nâng cao sự công nhận của các nghệ sĩ Ấn Độ, mà còn thúc đẩy trao đổi đa văn hóa, mang đến cho nền nghệ thuật Ấn Độ những quan điểm và ý tưởng mới mẻ.

Một tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng Ấn Độ - Tyeb. Ảnh: Nhà đấu giá AstaGuru

Một tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng Ấn Độ - Tyeb. Ảnh: Nhà đấu giá AstaGuru

Theo bà Kakar, giới trẻ trở thành một phần quan trọng và có ảnh hưởng trong toàn bộ nền nghệ thuật quốc tế. Không có gì ngạc nhiên khi các phòng trưng bày đương đại như Latitude 28 đang háo hức thu hút những người trẻ tuổi thông qua nhiều chiến lược, sở thích và kết nối kỹ thuật số trong nỗ lực toàn cầu hóa mạng lưới nghệ thuật.

Người sưu tập các tác phẩm nghệ thuật ở Ấn Độ trung bình nằm trong độ tuổi từ 35 đến 39. Ngày càng có nhiều thanh niên Ấn Độ coi việc sưu tầm nghệ thuật như một hình thức đầu tư.

Ngoài ra, việc dân chủ hóa nghệ thuật trên mạng xã hội, khả năng tiếp cận nghệ thuật đã vượt ra ngoài khuôn khổ và chuyển hướng tới việc kết hợp công nghệ với cách nhìn truyền thống.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Tạo sức hút cho nghề giáo

GD&TĐ - Từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước quan tâm và quy định các chế độ, chính sách, giúp nhà giáo bảo đảm an sinh xã hội, an tâm công tác và cống hiến.

Nhiều phiên giao dịch được tổ chức giúp cho người lao động tìm việc làm.

Cách nào tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?

GD&TĐ - Ngoài thay đổi chiến lược tuyển dụng, cần có hệ thống thông tin dữ liệu chuẩn, chính xác về ứng viên để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận...với lực lượng lao động