Ấn Độ có thể thành cường quốc tri thức?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ấn Độ sở hữu số lượng tuyển sinh đại học lớn thứ 2 thế giới, số lượng nghiên cứu học thuật thứ 3 toàn cầu và tốc độ tiếp cận giáo dục tăng nhanh.

Ấn Độ có nhiều cơ hội trở thành cường quốc giáo dục.
Ấn Độ có nhiều cơ hội trở thành cường quốc giáo dục.

Ấn Độ sở hữu số lượng tuyển sinh đại học lớn thứ 2 thế giới, số lượng nghiên cứu học thuật thứ 3 toàn cầu và tốc độ tiếp cận giáo dục tăng nhanh. Điều này đặt ra câu hỏi liệu Ấn Độ có thể lọt top cường quốc tri thức thế giới?

Nhiều học giả trên thế giới từ lâu đã tập trung vào sự gia tăng về chất lượng và năng lực của các tổ chức Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã cam kết tăng cường quy mô và tầm ảnh hưởng của lĩnh vực giáo dục đại học. Điều này có thể đưa Ấn Độ vào quỹ đạo cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ và Tây Âu để giành vị trí dẫn đầu trong các nước tri thức.

Ấn Độ đang xây dựng hệ thống giáo dục tương đối vững chắc. Theo Viện Thống kê UNESCO, Ấn Độ có số lượng tuyển sinh đại học lớn thứ 2 thế giới với 40,55 triệu thí sinh. Nước này chỉ đứng sau Trung Quốc, với 54,14 triệu thí sinh, và vượt xa Mỹ với 18,16 triệu thí sinh.

Còn theo khảo sát mới nhất về Giáo dục đại học toàn Ấn Độ (AISHE), nước này có hơn 1.100 trường đại học, hơn 43.000 trường cao đẳng và gần 11.300 tổ chức giáo dục độc lập. Khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đại học ở Ấn Độ vì 55% sinh viên nước này theo học trường tư.

Năm 2020, GER cấp đại học của Ấn Độ là 29,4%, cao hơn so với mức 26,8% vào năm 2015 hay 17,8% vào năm 2010. GER là tỷ lệ nhập học ròng, nhằm đo lường khả năng tiếp cận giáo dục của một nhóm tuổi cụ thể.

Theo AISHE, số lượng giảng viên, giáo viên tại Ấn Độ là 15,5 triệu người, trong đó khoảng 57,1% là nam và 42,9% là nữ. Ước tính, có 253 nhà nghiên cứu trên một triệu dân. Trên toàn cầu, Ấn Độ có số lượng tuyển sinh tiến sĩ cao thứ 3 và chiếm 0,5% tổng số tuyển sinh giáo dục đại học. Tuy nhiên, lực lượng lao động nghiên cứu và học thuật hiện nay của Ấn Độ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ về giáo dục đại học.

Từ những phân tích trên, ông Angel Calderon, Giám đốc Nghiên cứu chiến lược tại Đại học RMIT, Australia, dự đoán, Ấn Độ có khả năng đạt GER cấp đại học là 40% trong 10 năm tới và 50% trong 15 năm tới.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, chi tiêu của chính phủ dành cho giáo dục đại học phải tăng hơn 2,5% so với mức chi tiêu hiện tại; tăng chi tiêu cho nghiên cứu, phát triển; đầu tư cho giáo dục tiến sĩ. Trên đà này, Ấn Độ có thể lọt top 3 toàn cầu về chất lượng giáo dục.

Hơn nữa, Ấn Độ có cộng đồng người ở nước ngoài đông đảo. Nhiều học giả đã hợp tác với chuyên gia trong nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Ấn Độ. Do đó, trong tương lai, Ấn Độ có cơ hội trở thành cường quốc về giáo dục.

Theo ông Angel, nếu lọt top giáo dục, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia có nền kinh tế vững mạnh và mức thu nhập cao. Nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng của giáo dục Ấn Độ sẽ dẫn đến sụt giảm nhu cầu du học ở các quốc gia giáo dục khác. Do đó, nhiều nước, như Vương quốc Anh, đang tăng cường thành lập trường cơ sở và quan hệ đối tác với Ấn Độ.

Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của Ấn Độ trong GDP thấp hơn 65%, đứng thứ 57 toàn cầu. Còn mức chi tiêu cho giáo dục đại học theo tỷ lệ GDP đã tăng từ 0,88% năm 2000 lên 1,52% vào năm 2021. Việc tiếp tục đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng là rất quan trọng nếu Ấn Độ muốn đạt được các mục tiêu giáo dục đầy tham vọng của mình.

Theo The Pie

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.