17 nghĩa địa nằm trong thị trấn chỉ vỏn vẹn 5km2.
Diện tích của thị trấn chỉ có gần 5km2 thế nhưng lại có đến 17 bãi nghĩa địa với hơn 1,5 triệu linh hồn đang yên nghỉ.
Gần như tất cả những người đã khuất đến là cư dân ở San Francisco. Thế nhưng vào cuối thế kỷ trước, chính quyền thành phố Daly ban lệnh phải di chuyển mọi mộ phần ra khỏi thành phố vì nghĩa địa có thể gây ô nhiễm dịch bệnh. Thế nhưng lý do thật sự là giá nhà đất tăng cao nên quỹ đất quý giá đó phải được tận dụng chứ không nên lãng phí làm nghĩa địa.
Hàng trăm nghìn mộ phần được đào lên và chuyển tới vùng đất phía nam thành phố. Mô hình thị trấn Colma bắt đầu được hình thành từ đó.
Trong một thời gian dài suốt thế kỷ trước, người dân thị trấn làm nghề đào mộ, trồng hoa và chế tạo bia đá. Phải mãi đến sau những năm 1980s các ngành nghề khác mới xuất hiện. Hiện nay thị trấn đã phát triển rầm rộ với nhiều ngành nghề và từng tổ chức nhiều sự kiện đấm bốc.
Lịch sử của thành phố kéo dài từ giữa thế kỷ 19 với cơn sốt vàng California năm 1849. Hàng chục nghìn người từng đến San Francisco nhưng đào vào không đơn giản. Nhiều người chết vì tai nạn hoặc bệnh dịch và thế là San Francisco, lúc đó chỉ có 200 người dân, đột nhiên phát hiện họ cần nhiều nghĩa trang hơn nữa. Gần 20 nghĩa trang được dựng lên và chẳng mấy chốc mà đầy ắp chỗ.
Các chủ nghĩa trang bắt đầu đi tìm đất nơi khác và nhìn thấy Colma. Nghĩa trang đầu tiên có tên Holy Cross được dựng lên vào năm 1887.
Năm 1900, chính quyền San Francisco tuyên bố thành phố không còn quỹ đất cho nghĩa trang nữa và cấm hẳn chôn cất. 14 năm sau, cho rằng chỉ cấm thôi là chưa đủ, chính quyền bắt đầu "đòi" lại đất từ người chết và gửi thông báo trục xuất đến tất cả chủ nghĩa trang. Hàng trăm, hàng nghìn ngôi mộ bắt đầu "di cư" đến Colma.
Colma từng đổi tên thành Lawndale vào năm 1924 nhưng lại đổi lại thành Colma năm 1941.
Hiện nay thị trấn Colma là nhà cho 1.800 cư dân và 1,5 triệu người chết. Trong số những người an nghỉ vĩnh hằng tại đây có những tên tuổi nổi tiếng như cha đẻ của quần jeans, Levi Strauss, ông trùm báo chí William Randolph Hearst hay Amadeo Peter Giannini, người sáng lập ra Ngân hàng nước Mỹ.
Nhờ lượng dân cư đông đảo đang sống dưới lòng đất là thị trấn còn được mệnh danh là “Thành phố của Im lặng”. Cư dân thị trấn thì coi mọi chuyện bằng con mắt hài hước. Khẩu hiệu chính thức của thị trấn là "Thật tuyệt khi còn sống ở Colma."