Báo Trung Quốc chỉ ra "tử huyệt" của Đặng Văn Lâm

GD&TĐ - Tờ báo nổi tiếng Trung Quốc đánh giá rất cao tài năng của Đặng Văn Lâm nhưng cũng nhận thấy điểm yếu chết người của thủ môn này.

Đặng Văn Lâm sở hữu nhiều điểm yếu.
Đặng Văn Lâm sở hữu nhiều điểm yếu.

Cách đây ít ngày, CLB Cerezo Osaka giành chiến thắng trước Guangzhou trong khuôn khổ lượt trận thứ 5 bảng J, AFC Champions League 2021.

Ở trận đấu này, Đặng Văn Lâm được bắt chính trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên khoác áo một đội bóng Nhật Bản chơi tại đấu trường AFC Champions League.

Đây là lần thứ hai thủ môn đội tuyển Việt Nam được bắt chính ở Cerezo Osaka. Trước đó, hôm 9/6, thủ môn họ Đặng có màn ra mắt tại Cúp Hoàng đế và có màn thể hiện khá ấn tượng.

Sau trận đấu, báo chí Trung Quốc dành sự quan tâm đặc biệt tới thủ thành Cerezo Osaka. Tờ Sina viết về Đặng Văn Lâm: "Đó là thủ môn mang 2 dòng máu Việt Nam và Nga. Anh ta sinh ra tại Nga và được đào tạo trong môi trường bóng đá Nga từ nhỏ.

Thủ môn này từng khoác áo Dynamo Moscow và CSKA Moscow, hai đội bóng nổi tiếng ở xứ sở Bạch dương. Năm 22 tuổi, Văn Lâm tới Việt Nam thi đấu. Đến khi 24 tuổi, cầu thủ này được khoác áo ĐTQG Việt Nam".

Tờ báo Trung Quốc đánh giá rất cao tài năng của Đặng Văn Lâm: "Thủ môn giỏi sẽ giúp gia tăng 50% sức mạnh đội bóng. Văn Lâm là một thủ môn như vậy.

Đội tuyển Việt Nam tiến bộ rất nhanh trong thời gian qua khi trở thành lá cờ đầu của Đông Nam Á. Họ còn có khả năng thách thức tuyển Trung Quốc. Khuyết điểm của tuyển Việt Nam trước đây chính là chiều cao hạn chế của các cầu thủ thi đấu ở hàng phòng ngự. Do vậy, sự xuất hiện của Văn Lâm đã bù đắp đáng kể điều đó".

Tờ báo nổi tiếng Trung Quốc cũng chỉ ra điểm yếu của thủ thành số một đội tuyển Việt Nam: "Văn Lâm là một thủ môn điển hình của châu Âu. Anh ta cao to, được đào tạo ở môi trường bóng đá Nga. Nhưng cũng từ đó, anh ta có điểm yếu để các cầu thủ Trung Quốc tận dụng, là các pha bóng sệt vì ngả người chậm".

"Chỉ cần Wu Lei chơi đúng phong độ, đội tuyển Trung Quốc sẽ có một trận đấu dễ dàng trước Việt Nam", tờ Sina khẳng định.

Theo lịch thi đấu, trận lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và Trung Quốc diễn ra vào ngày 7/10/2020, còn trận lượt về diễn ra vào 01/02/2022, đúng mùng 1 Tết Nhâm Dần, trên sân Mỹ Đình.

Ngày 6/7, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức có văn bản gửi các cấp có thẩm quyền xin phép được tổ chức các trận đấu trên sân nhà của đội tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 tại sân Mỹ Đình.

VFF đứng trước thách thức rất lớn về công tác tổ chức liên quan tới công tác phòng chống dịch bệnh, vấn đề cách ly y tế dành cho các đối tượng nhập cảnh vào Việt Nam được quy định trong các văn bản cụ thể.

Nếu như các đội cùng bảng B với tuyển Việt Nam, khi đến nước ta thi đấu phải cách ly thì sẽ không được AFC đồng ý. Bản thân các đội cũng sẽ không chấp thuận phương án cách ly vì ảnh hưởng quá lớn đến kế hoạch tập luyện, thi đấu.

VFF đã báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có Bộ Y tế, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-10 để xin ý kiến hướng dẫn cụ thể về các công tác liên quan đến phòng chống dịch. Cơ quan y tế sẽ thẩm định kế hoạch của VFF, sau đó cũng phải xin chỉ đạo của các cấp cao hơn như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.