Thế khó của Tổng thống Macron

GD&TĐ - Nước Pháp đang dần lấy lại 'hơi thở' sau làn sóng bạo loạn nhưng Tổng thống Macron vẫn phải đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước đến nay.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Nước Pháp đang dần lấy lại “hơi thở” sau làn sóng bạo loạn nhưng Tổng thống Emmanuel Macron vẫn phải đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước đến nay trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình.

Sau khi Nahel M, 17 tuổi, bị cảnh sát bắn chết ở ngoại ô thủ đô Paris hồi tuần trước, nước Pháp chìm trong 6 ngày bạo loạn liên tiếp. Các cuộc biểu tình bạo lực diễn ra ở nhiều thành phố, đòi chính phủ giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc trong cơ quan thực thi pháp luật.

Những ngày qua, Tổng thống Macron đã nỗ lực thể hiện đường lối vừa mềm mỏng vừa cứng rắn để chèo lái đất nước qua khỏi làn sóng bạo loạn. Coi việc Nahel M bị cảnh sát bắn chết là “không thể tha thứ, không thể giải thích được”, nhưng ông Macron đồng thời lên án các cuộc bạo loạn là “sự thao túng không thể chấp nhận được đối với cái chết của một thiếu niên”.

Chắc chắn ông Macron muốn dập tắt các cuộc biểu tình nhanh nhất có thể trước khi chúng lan rộng nhưng nhiều người coi đó là một quyết định thiếu khôn ngoan.

Nước Pháp giờ đây giống như một nồi áp suất, bất kỳ tác động nào cũng có thể đẩy căng thẳng leo cao. Vì thế, Tổng thống Macron cần cách tiếp cận mềm mỏng, ôn hòa hơn nhưng ông cũng không thể đánh mất phong thái của người lãnh đạo đất nước.

Chỉ trong vòng nửa năm, ông Macron đã phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng liên tiếp mà cuộc nào cũng gắn với căng thẳng, bạo lực. Chúng có nguy cơ làm tổn hại đến vị thế của ông Macron trên trường quốc tế.

Tổng thống Pháp buộc phải hủy chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức, dự kiến bắt đầu vào cuối tuần trước và là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ Pháp sau 23 năm. Ông cũng phải rút ngắn lịch trình dự Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels để trở về nước xử lý khủng hoảng.

Tương tự, đầu năm nay, Pháp cũng phải hủy bỏ kế hoạch đón Vua Anh Charles III, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông với tư cách là quốc vương, do các cuộc biểu tình phản đối luật tăng tuổi nghỉ hưu.

Cả thế giới đang dõi theo Tổng thống Macron về cách ông xử lý các vấn đề trong nước. Nếu mất đi tầm ảnh hưởng quốc tế, vị thế của ông Macron - nhà môi giới hòa bình cho xung đột Nga – Ukraine cũng lung lay, từ đó kéo theo sự ủng hộ ông Macron từ quốc tế suy yếu.

Trong nước, câu hỏi đặt ra là liệu Tổng thống Pháp có đủ sức đối mặt với tình hình chính trị rối ren hay không vì còn 4 năm ở phía trước. Tỷ lệ ủng hộ ông Macron đang lao dốc. Theo dữ liệu từ Politico, khoảng 67% cử tri không tán thành Tổng thống, vượt quá số phiếu không tán thành trong giai đoạn khủng hoảng tăng tuổi nghỉ hưu (63%).

Đảng cầm quyền của ông Macron đã mất đa số ghế trong cuộc bầu cử lập pháp năm 2022 nên Tổng thống Pháp không thể thông qua luật để giải quyết cuộc khủng hoảng.

Ở phía đối diện, các đối thủ chính trị đang tạo áp lực không hề nhỏ lên Tổng thống. Đảng cực hữu đã đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng đến từ luật nhập cư lỏng lẻo, yêu cầu chính phủ áp lệnh giới nghiêm, ban bố tình trạng khẩn cấp.

Khi khó khăn này chưa qua đi, nước Pháp đang đến gần với một sự kiện quan trọng khác là Thế vận hội Mùa Hè 2024, tổ chức tại Paris. Chính quyền Tổng thống Macron khẳng định Olympic Paris 2024 sẽ diễn ra đảm bảo an ninh, an toàn nhưng trước tình thế khó xử hiện nay, chẳng ai có thể nói trước điều gì.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học sinh nghèo ở Trường PTDTBT THCS Trung Lý (Mường Lát, Thanh Hóa).

Không để học sinh nào mất Tết

GD&TĐ - Chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giáo viên nhiều trường học vùng khó ở Thanh Hóa lại ngược xuôi lo Tết cho học trò.

Đường lên bản Kim mây mù giăng kín. Ảnh: Hồng Nhung.

Vùng biên mùa hoa nở

GD&TĐ - Những chiếc lá cuối Đông lác đác nằm nghiêng mình dưới gốc bàng.

Chelsea thắng lớn ở FA Cup

Chelsea thắng lớn ở FA Cup

GD&TĐ - Chelsea thể hiện sức mạnh vượt trội khi vùi dập đội bóng hạng dưới Morecambe với tỷ số 5-0 để tiến vào vòng 4 FA Cup.