Đài Loan - “cái gai” trong quan hệ Mỹ - Trung

GD&TĐ - Mới đây, Washington dọa rút khỏi Hiệp ước Nga - Mỹ về việc loại bỏ tên lửa tầm trung (INF) được ký từ thời Liên Xô (năm 1987). Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, mục đích chính của Washington khi rút khỏi INF là nhằm vào Bắc Kinh. 

Tàu tuần dương USS Atietam và tàu khu trục Curtis Wibur của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan
Tàu tuần dương USS Atietam và tàu khu trục Curtis Wibur của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan

Ngay sau đó, sáng 25/10, tại buổi khai mạc Diễn đàn Hương Sơn lần thứ VIII, Trung Quốc tuyên bố sẽ lấy lại Đài Loan bằng “bất cứ giá nào”. Đây là động thái được cho là đáp trả những hành động “can thiệp vào công việc nội bộ” của Trung Quốc do Mỹ khởi xướng trong thời gian qua.

Chông chênh nguyên tắc “Một Trung Hoa”

Bao năm qua, Đài Loan như cái “hàn biểu thử” của quan hệ Mỹ - Trung. Từ chỗ thiết lập quan hệ khăng khít với Đài Loan trong suốt thời chiến tranh lạnh, năm 1979,

Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc, ủng hộ chính sách “Một Trung Hoa” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, kể từ khi Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ, vấn đề Đài Loan có vẻ như đang được… “xới” lại.

Vào tháng 3 năm nay, Donald Trump ký Dự luật Lữ hành Đài Loan, cho phép Washington và Đài Bắc tích cực tổ chức những chuyến thăm viếng cấp cao. Ngày 12/6, Washington tổ chức lễ khánh thành tòa nhà mới của Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT). Với chi phí 250 triệu USD, nơi có 450 nhà ngoại giao và nhân viên phục vụ, tòa nhà của AIT được không ít tờ báo cho là Đại sứ quán mới của Mỹ tại Đài Bắc.

Chưa hết, ngày 22/10, tàu tuần dương USS Atietam và tàu khu trục Curtis Wibur của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan. Trong cuộc họp báo diễn ra cùng ngày, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Rob Manning khẳng định, tàu USS Curtis Wilbur và USS Antietam thực hiện chuyến đi qua eo biển Đài Loan theo định kỳ và “tuân thủ luật pháp quốc tế”. Đây là lần thứ 2 tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng.

Không dừng lại ở đó, ngày 25/10, Quốc hội Mỹ chính thức phê chuẩn thượng vụ bán 330 triệu USD vũ khí cho Đài Loan. Nếu kể cả thương vụ bán vũ khí trị giá gần 1,4 tỷ USD diễn ra cách đây 18 tháng, chỉ trong hơn năm qua, Washington đã bán cho Đài Bắc gần 2 tỷ USD vũ khí. Ngoài ra, việc nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tới Mỹ vào ngày 12/8, bất chấp cảnh báo cứng rắn từ phía Trung Quốc cho thấy, Washington đã chống lưng cho Đài Bắc đến mức độ nào.

Sẽ lấy lại Đài Loan bằng “bất cứ giá nào”

Ngày 25/10, Phát biểu tại khai mạc Diễn đàn An ninh Hương Sơn lần thứ VIII, Bộ trưởng Quốc phòng, thành viên Hội đồng Nhà nước Trung Quốc Ngụy Phương Hòa tuyên bố: Bá chủ thế giới không phải là điều mà lãnh đạo Trung Quốc hướng tới.

“Sự phát triển của Trung Quốc sẽ không bao giờ đe dọa đến bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Bất chấp mức độ phát triển của mình, chúng tôi sẽ không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ, và chúng tôi sẽ không tham gia vào việc mở rộng quân sự và chạy đua vũ trang…”- Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết. Lời nói của ông Ngụy là một phản ứng với lời hứa của lãnh đạo Mỹ rời Hiệp ước INF, một thỏa thuận song phương được ký kết trong thời kỳ Xô Viết. Các nhà chức trách Mỹ không che giấu sự thật rằng mục đích chính để Washington rút khỏi INF là động thái tăng cường quân sự của CHND Trung Hoa. Ngụy Phượng Hòa cũng thúc giục Mỹ tuân thủ "nguyên tắc không đối kháng" và "tôn trọng lẫn nhau" được thỏa thuận trong các cuộc hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc.

Theo Bắc Kinh, những nguyên tắc này không được Hoa Kỳ tôn trọng trong mọi vấn đề. Ví dụ, không có gì bí mật khi lãnh đạo Mỹ duy trì các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Đài Loan - lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc. Ông Ngụy Phượng Hòa khẳng định sự sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc đối với hòn đảo trong trường hợp ai đó tiếp tục xâm phạm.

“Nếu bất cứ ai từng cố gắng tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc, các lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ có hành động quyết định. Và chúng tôi sẽ đáp trả bằng mọi giá cần thiết. Chúng tôi sẽ không bao giờ để mất một inch đất đai của mình, nhưng chúng tôi sẽ không lấy nó từ những người khác. Vấn đề Đài Loan ảnh hưởng đến chủ quyền, tính toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, nó đại diện cho sự tập trung các lợi ích cơ bản của chúng tôi. Sẽ rất nguy hiểm khi liên tục thách thức vị thế của Trung Quốc về vấn đề này” - Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định.

Không chỉ ở Đài Loan, cũng theo lời Ngụy Phượng Hoàng, Trung Quốc chống lại những thế lực không thuộc về Biển Đông, nhưng lại muốn chứng tỏ sức mạnh quân sự của họ trong khu vực này. Ai cũng hiểu, ý ông Ngụy Phượng Hoàng đang nói về Hoa Kỳ, nước liên tục điều tàu vào tuần tiễu tại biển Đông.

Hiện nay, tình hình ở biển Đông “vẫn ổn định và tiếp tục được cải thiện" - ông Ngụy chia sẻ với các đại biểu tham gia Diễn đàn An ninh Hương Sơn lần thứ VIII. "Điều này chứng minh rằng các quốc gia trong khu vực có thể giải quyết vấn đề của chính họ"- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định.

Ông Ngụy Phượng Hoàng nghi ngờ về sự chân thành của những cường quốc đang cố gắng thể hiện quyền lực của họ ở khu vực Đông Nam Á này. Ông Ngụy nói: "Trung Quốc phản đối các cuộc biểu dương lực lượng của các nước không thuộc khu vực với lý do tự do bay và tự do hàng hải". Theo ông, hoạt động kinh tế của Trung Quốc ở Biển Đông không liên quan gì đến việc quân sự hóa!?

Thời gian gần đây, mục tiêu "quan tâm" của Mỹ không chỉ là thương mại, mà còn là quốc phòng của CHND Trung Hoa. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế như vậy không ngăn cản được phía Trung Quốc - Ông Ngụy khẳng định. Ở góc độ quân sự, theo các nhà phân tích, không loại trừ Trung Quốc sẽ xem xét khả năng chạy đua vũ trang. Các chuyên gia cho rằng, để đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, Trung Quốc sẽ đi theo con đường phát triển các chương trình tên lửa riêng của mình.

Nhà nghiên cứu hàng đầu về kinh tế và chính trị Trung Quốc thuộc Viện HLKH Nga Sergei Lukonin khẳng định: Trung Quốc (trong vấn đề kho tên lửa - ND) sẽ tập trung vào hiệu suất của chính nó và không cung cấp dữ liệu mở về vũ khí của mình".

Đúng là như vậy. Không phải ngẫu nhiên mà tại một cuộc họp báo sau chuyến thăm hai ngày tới Moscow, Trợ lý Tổng thống Hoa Kỳ về an ninh quốc gia John Bolton đã chỉ ra rằng, ngày nay, một số thế lực quốc tế, bao gồm Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên không phải là thành viên của Hiệp ước INF đã sở hữu “khả năng tên lửa" tiềm tàng, trong khi các bên ký kết như Nga và Mỹ lại bị tước đoạt.

Trở lại vấn đề Đài Loan, theo các nhà phân tích, trong bối cảnh cuộc chiến toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc đang vào hồi căng thẳng, một lần nữa Đài Loan trở thành “con tin” của quan hệ Mỹ - Trung. Có vẻ còn hơi sớm nhưng không thể không nghĩ rằng nguyên tắc “Một Trung Hoa” đang đứng trước nhiều thử thách.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.