Chính sách có “gieo mầm” làn sóng Covid mới?

GD&TĐ - Nhật Bản đang đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ ba và số ca mắc mỗi lúc một cao.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Một lần nữa, các cuộc tranh luận lại nổ ra về hành động cân bằng của chính phủ giữa việc kiểm soát đại dịch và duy trì hoạt động kinh tế.

Nhiệm vụ của chính phủ là giải quyết vấn đề phức tạp chưa từng gặp một cách tối ưu hóa. Thêm vào đó là những nhóm lợi ích khác nhau bởi ảnh hưởng của đại dịch, điều này khiến những biện pháp của chính phủ không thể làm hài lòng tất cả mọi người.

Giải pháp duy nhất cho tất cả là sự ra đời của loại vắc-xin ngừa Covid-19 an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, việc mà mọi chính phủ có thể làm lúc này chỉ là đặt hàng và chờ đợi.

Nhìn lại nền kinh tế Nhật Bản năm nay, thiệt hại do Covid-19 gây ra là thứ rõ ràng hơn hết. GDP quý II hằng năm giảm mạnh gần 30%. Đây là mức giảm lớn nhất trong lịch sử thời hậu chiến.

Trong khi đó, các số liệu sơ bộ của quý III cho thấy, mức tăng trưởng kinh tế đáng kể. Đây là kết quả từ các chương trình trợ cấp khác nhau của chính phủ, như chiến dịch du lịch và ăn uống “Go To”. Song, những chiến dịch này có thể đã “gieo mầm” cho làn sóng thứ ba. Và, Chính phủ Nhật Bản không còn cách nào khác ngoài “lùi bước”. Do đó, sự phục hồi kinh tế có khả năng cao trì trệ trong quý IV.

Trong bối cảnh này, không ít câu hỏi được đặt ra xoay quanh sự thay đổi nhà lãnh đạo từ ông Shinzo Abe sang Yoshihide Suga vào tháng 9. Tân Thủ tướng Suga đã thể hiện một cách ngắn gọn quan điểm chính trị của mình là: “Tự hỗ trợ, hỗ trợ lẫn nhau và sau đó là sự ủng hộ của công chúng”. 

Ông là người duy nhất trong ba ứng cử viên lãnh đạo đảng sau Abe đề cập đến việc tăng thuế tiêu thụ. Có lẽ vì vậy, đương kim Thủ tướng Suga quan tâm hơn đến các cải tiến kinh tế vi mô nhưng hữu hình, như giảm phí điện thoại di động, hơn là các chương trình chính sách kinh tế vĩ mô có tầm ảnh hưởng lớn như Abenomics.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng, tăng trưởng kinh tế bền vững đến từ nguồn cung được cải thiện. Điều này có thể yêu cầu việc thực hiện một danh sách dài các biện pháp chính sách kinh tế vi mô.

Bên cạnh đó, việc cải cách quy định là điều bắt buộc. Việc cải cách không chỉ diễn ra trong lĩnh vực viễn thông mà Thủ tướng Suga quan tâm, mà còn trong nhiều ngành khác nơi việc bãi bỏ quy định được thực hiện một cách quyết liệt như: Chăm sóc y tế, chăm sóc người già và trẻ em, giáo dục và nông nghiệp.

Không ít người tự hỏi, liệu nhà lãnh đạo này có thể “chèo lái” đất nước vượt qua những giông bão phía trước hay không. Tuy nhiên, thực tế, các chính sách của tân Thủ tướng Suga có thể là những gì Nhật Bản cần ở hiện tại.

Với sự sẵn sàng quan tâm đến các chính sách kinh tế vi mô của Thủ tướng Suga, nhiều người bày tỏ hy vọng rằng, Nhật Bản sẽ giành lợi thế trong cuộc chiến chống Covid-19 và duy trì nền kinh tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.