Đời sống của đồng bào các dân tộc gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói, nghèo còn cao chiếm trên 34 %, trình độ dân trí thấp, phong tục, tập quán còn lạc hậu, nhất là việc cưới, việc tang, điều này dẫn đến việc quan tâm chăm lo đến vấn đề học tập chưa được chú trọng, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ còn cao nhất là đối với phụ nữ.
Tình hình trên đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị và TTATXH cũng như phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng ở địa phương. Nhận thấy tình trạng mù chữ và tái mù chữ trên địa bàn lớn, đối tượng mù chữ và tái mù chữ chủ yếu là phụ nữ, tập trung ở độ tuổi từ 30 đến 45.
Thiếu uý Nguyễn Sỹ Tiến của đồn biên phòng Tén Tằn đã báo cáo với Đảng ủy, Ban chỉ huy Đồn bàn biện pháp tổ chức mở các lớp xóa mù chữ cho chị em ở các thôn, bản. Anh đã trực tiếp đến từng hộ gia đình và các thôn, bản để khảo sát, phân loại từng lứa tuổi mù chữ và tái mù chữ để xây dựng kế hoạch mở các lớp dạy xóa mù chữ ngay tại thôn, bản.
Kết quả, từ năm 2012 đến nay, anh đã trực tiếp mở và giảng dạy được 03 lớp với 176 học viên, trong đó chủ yếu là hội viên trong các chi hội phụ nữ. Từ lớp học của Thiếu uý Tiến, phong trào học tập đã lan ra toàn xã, thu hút đông đảo người dân quan tâm tham gia. Niềm vui và phần thưởng lớn đối với anh là Tén Tẳn từ một xã có học sinh đến tuổi mà không đến trường chiếm tỷ lệ cao và học sinh bỏ học nhiều thì đến nay tình trạng trên đã được chấm dứt.
Sáng kiến đem lớp học đến với người dân của đồn biên phòng Tén Tẳn mà trực tiếp ở đây là Thiế uý Nguyễn Sỹ Tiến đã đã được cấp ủy Đảng, chính quyên địa phương đánh giá cao.
Sau khi được học tập, bà con đã biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đời sống; các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được xóa bỏ, văn hóa, xã hội phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; kinh tế phát triển góp phần giữ vững an ninh chính trị, tật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên cương của Tổ quốc.