Thay đổi ý thức

GD&TĐ - Dự án làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản đang được triển khai đem lại hy vọng cho người Hà Nội rằng dòng sông sẽ hồi sinh. Nhưng công nghệ dù có hiện đại đến mấy cũng sẽ đầu hàng nếu ý thức và thói quen sinh hoạt của con người không được cải thiện.

Thay đổi ý thức

Giới trẻ bây giờ chắc ít biết câu ca dao xưa: “Nước sông Tô vừa trong vừa mát/ Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh”, nhưng theo sử sách, sông Tô Lịch vốn là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long, và thời xưa, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Nhưng cũng chẳng cần phải quay lại lịch sử lâu đến thế. 50 năm trước, tức là những đứa trẻ lớn lên đầu thập niên 1970 vẫn còn nhớ sông Tô Lịch là một thế giới tuyệt vời, khi họ có thể bơi nghịch, bắt cá trên sông. Đến đầu những năm 1980, đây vẫn là một dòng sông “sống”, để trẻ con ra lội bắt cá bảy màu, bắt giun về nuôi cá chọi.

Nhưng từ nửa sau thập niên 1980, cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng, một số đoạn sông bị lấp, bị cống hóa. Con sông trở thành cống thoát nước thải của thành phố, bị ô nhiễm nặng, nước sông màu đen kịt, hôi thối, cá tôm không thể sống nổi, và thành dòng sông chết.

Lần này, công nghệ làm sạch nano – bioreactor được các chuyên gia Nhật Bản cam kết sẽ xử lý triệt để 3 vấn đề của sông Tô Lịch: Mùi hôi, chất lượng nước, lượng bùn, và có giá thành rẻ hơn nhiều so với xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Những xét nghiệm nhanh ban đầu sau khi chạy thử nghiệm cho thấy đã có chuyển biến, đem lại kỳ vọng rằng công nghệ hiện đại sẽ giải quyết được ô nhiễm để cứu dòng sông chết.

Nhưng cho dù công nghệ có hiện đại bao nhiêu cũng không có nghĩa là chúng ta cứ tiếp tục thói quen sinh hoạt như hiện nay. Việc xử lý nước thải, nhất là từ các nhà máy, bệnh viện vẫn cần được tiếp tục nghiêm ngặt để hạn chế hóa chất, mầm bệnh, các loại chất thải độc hại khác đổ vào sông Tô Lịch. Nhận thức về môi trường của người dân cần phải thay đổi mạnh mẽ để giảm các nguồn thải nguy hiểm ngay từ cống thoát nước trong mỗi gia đình mình. Công tác quản lý chắc chắn phải siết chặt, ý thức của người dân phải thay đổi để dòng sông không bị tiếp tục gánh các loại chất thải rắn, chất thải nhựa nữa. Đó cũng là bài học đã xảy ra với sông Thames ở thủ đô London của nước Anh, khi người Anh hồi sinh được sông Thames nửa thế kỷ trước và nó trở thành một trong những con sông đô thị đẹp nhất thế giới.

Báo chí từng ghi nhận, sau trận lụt lịch sử hồi đầu tháng 11/2008, người dân ở Hà Nội đã được chứng kiến nước sông Tô Lịch trong vắt như xưa. Khi đó, sông Tô Lịch bị nước mưa làm loãng bớt bùn, dâng cao hàng mét, cuồn cuộn chảy và có cả cá bơi. Trận lụt đó đã làm sông Tô Lịch sạch sẽ trở lại chỉ trong vòng vài tuần lễ. Rõ ràng, việc làm sạch sông Tô Lịch không phải chỉ là trong một dự án, cũng không phải chỉ của chính quyền Hà Nội hay một bộ, ban, ngành nào, mà cần sự chung tay của cả thành phố lẫn người dân, thì mới có hy vọng sông trong xanh trở lại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.