Thay đổi tư duy với sinh viên ngành Công tác xã hội

GD&TĐ - Ngày 14/9 tại trường Đại học Công đoàn diễn ra tọa đàm “Thay đổi tư duy và hỗ trợ viê%3ḅc làm đối với sinh viên ngành Công tác xã hô%3ḅi”. 

Quang cảnh buổi tọa đàm.
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Chương trình tọa đàm do Trường đại học Công đoàn phối hợp với Công ty cổ phần nhân lực Quốc tế VMAT tổ chức đã thu hút đông đảo sinh viên quan tâm. 

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn  - TS Dương Thị Thanh Xuân cho biết: Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, công tác xã hội đã trở thành một ngành chuyên biệt, nhưng ở Việt Nam, đây vẫn còn là một ngành mới, sinh viên chưa thực sự hứng thú với ngành học này. Tuy những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến ngành công tác xã hội. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo các bậc học về công tác xã hội đang dần được triển khai tại các trường đại học và cao đẳng trên cả nước.

Ông Dương Văn Bá chia sẻ tại buổi tọa đàm
Ông Dương Văn Bá chia sẻ tại buổi tọa đàm 

Nhưng, ngành công tác xã hội tại Việt Nam vẫn mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa thực sự phát triển theo đúng ý nghĩa trên tất cả các khía cạnh. Thực tế cho thấy, đa phần nhân lực ngành chưa được đào tạo cơ bản, đội ngũ nhân viên ngành phát triển có tính tự phát, chủ yếu là các tổ chức đoàn thể… làm việc nhờ kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản, dẫn đến hiệu quả giải quyết các vấn đề cá nhân, vấn đề gia đình, xã hội không cao.

“Hiện nhân lực ngành công tác xã hội có 4 vấn đề cơ bản là khi học ra hầu hết sinh viên làm trái ngành nghề, thiếu nhân lực trầm trọng, tuyển sinh khó khăn dù điểm tuyển sinh không cao, mức lương chưa thỏa đáng. Nhận thức xã hội chưa đủ, chưa đúng đối với ngành công tác xã hội và thậm chí sinh viên ngồi trong trường đại học, cao đẳng vẫn chưa hiểu hết về ngành nghề mình đang theo học. Vì vậy, rất cần phải thay đổi tư duy và đưa ra những giải pháp hỗ trợ việc làm cho sinh viên của ngành sau khi tốt nghiệp” - TS. Dương Thị Thanh Xuân nhấn mạnh.

Nhiều thông tin đã được các chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm.
 Nhiều thông tin đã được các chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Cũng tại buổi tọa đàm các sinh viên còn được ông Dương Văn Bá - Tổng Giám đốc công ty cổ phần Nhân lực Quốc tế VMAT chia sẻ những thông tin hữu ích, những kinh nghiệm về kỹ năng, thái độ nhằm thay đổi tư duy của sinh viên và đưa ra những giải pháp tích cực để giảm tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường.

Theo ông Bá, nhân lực ngành công tác xã hội phải có niềm đam mê, tình yêu thương, sự chia sẻ, mới có thể làm tốt được công việc của mình. Hiện nay, doanh nghiệp chê sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và các kỹ năng kém, đó là những lý do khiến sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều... 

Tại buổi tọa đàm các sinh viên ngành công tác xã hội chia sẻ và bày tỏ nguyện vọng của mình trước khi ra trường
Tại buổi tọa đàm các sinh viên ngành công tác xã hội chia sẻ và bày tỏ nguyện vọng của mình trước khi ra trường

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia ngành công tác xã hội và cựu sinh viên của trường ĐH Công đoàn cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm để sinh viên học hỏi và sẵn sàng thay đổi tư duy, thay đổi bản thân, nhằm tìm kiếm cơ hội việc làm cao hơn cũng như cải thiện vị thế của ngành công tác xã hội trong thị trường lao động hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.