Thay đổi cách tiếp cận với môn học “giáo điều”

GD&TĐ - “Dù dạy môn học nào, mỗi thầy cô giáo đều phải luôn cố gắng làm tròn nhiệm vụ mình đã được phân công” - Đó là tâm sự của thầy Lê Văn Diên, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân (GDCD), Trường THPT C Thanh Liêm (Hà Nam). 

Thầy Lê Văn Diên
Thầy Lê Văn Diên

Với nỗ lực và sáng kiến của mình trong giảng dạy, thầy giáo Lê Văn Diên là một trong những tấm gương nhà giáo tiêu biểu của tỉnh Hà Nam có mặt trong lễ vinh danh các thầy cô giáo có nhiều đóng góp “Vì sự nghiệp đổi mới giáo dục” năm 2016.

Lâu nay, môn học GDCD vẫn thường bị HS coi là khô khan và… giáo điều. Thừa nhận điều này, thầy Lê Văn Diên cho rằng, nguyên do chủ yếu là bản thân môn học cũng khô cứng về nội dung, nặng về dạy dỗ giáo điều qua sách vở, HS lại ít có cơ hội tiếp cận với thực tế. Đau đáu với môn học ưa thích, thầy Diên luôn trăn trở làm thế nào để thay đổi phương pháp dạy học, để môn học thực sự trở nên ý nghĩa như tên gọi, thay vì sự khô khan giáo điều như trong tâm chí HS lâu nay.

Thầy Diên chia sẻ, giảng dạy môn GDCD là quá trình giáo viên cung cấp cho HS những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống để các em có cách ứng xử phù hợp, tự điều chỉnh hành vi, hình thành nhân cách… Vì vậy trong quá trình giảng dạy bên cạnh việc cung cấp kiến thức bộ môn theo quy định chung, giáo viên phải gắn liền bài học với thực tế cuộc sống để các em biết vận dụng xử lý các tình huống vào thực tế cuộc sống ở địa phương. Theo thầy, các giáo viên dạy bộ môn như thầy cần phải luôn cập nhật tình hình thời sự để chuyển tải các thông điệp minh họa cho bài giảng cũng như tổ chức thật tốt các vấn đề này trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Với sự tâm huyết và đam mê với bộ môn giảng dạy của mình, thầy Lê Văn Diên luôn cố gắng tìm tòi những phương pháp dạy học mới và đưa vào áp dụng trong mỗi giờ lên lớp. Thầy chia sẻ: Hiện nay trong nhà trường phổ thông, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được tổ chức rất công phu và thiết thực, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Vì vậy khi xây dựng nội dung giảng dạy, giáo viên nên gắn nội dung ngoại khóa với các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường.

“Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa trong giờ GDCD, người giáo viên ngoài sự chuẩn bị của mình, cần thu hút HS tham gia thông qua những hình thức như giao bài tập lớn, giao vấn đề, để HS thực sự là những người làm chủ hoạt động ngoại khóa của mình. Một giờ ngoại khóa chỉ đạt hiệu quả cao, gây hứng thú cho các em, khi người giáo viên biết biến quá trình giảng dạy của mình thành quá trình tự GD” - thầy Diên chia sẻ.

Song song với việc tổ chức các buổi ngoại khóa cho HS, thầy Diên cũng cho rằng vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy môn học nên thông qua hình thức sử dụng các câu chuyện pháp luật. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên dùng một câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để đưa HS vào bài thay cho phần thuyết trình vào bài. Từ nội dung của câu chuyện, giáo viên làm rõ chủ đề của bài học và bằng những câu hỏi có tính liên kết để dẫn HS vào bài mới. HS sẽ thấy cảm giác hứng thú để bước vào bài. Cách vào bài này tránh được kiểu giảng rập khuôn, công thức của giáo viên khi bắt đầu vào bài mới. Vào bài theo lối này tạo cho học sinh sự bất ngờ, thu hút được sự chú ý của các em. Tiếp đó, qua nội dung câu chuyện mà giáo viên kể lại, HS sẽ nắm được tri thức bài học dễ dàng hơn; thay vì sự khô khan, thậm chí bị đánh giá là “giáo điều” khi chỉ đơn thuần lý luận để phân tích, lý giải tri thức bài học để yêu cầu HS ghi nhớ như lâu nay.

Với những nỗ lực và sáng tạo không mệt mỏi, giờ đây những tiết dạy của thầy Lê Văn Diên luôn được HS chờ đợi. Cùng từ đó, nhiều năm liền thầy đều được nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; 5 lần thầy được Tỉnh đoàn và T.Ư Đoàn khen tặng. Cuốn sách Giáo dục địa phương mà thầy là tác giả biên soạn chính, cùng với hai đồng nghiệp cùng trường khác đã được Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam đánh giá cao và đưa vào giảng dạy trong các nhà trường. Cuốn sách mang tính chất thực tiễn, gần gũi với cuộc sống, giúp cho các giáo viên và HS dễ dàng hơn trong việc giảng dạy, tiếp cận với môn học GDCD.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.