Tháo gỡ rào cản đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật

GD&TĐ - Sáng 23/6, tại Hà Nội đã khai mạc chương trình hội thảo tọa đàm “Xóa bỏ rào cản đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật”.

Hội thảo tọa đàm do Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp tổ chức cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc - UNICEF, Đại học Carleton (Canada) và Hội Người Khuyết tật TP Hà Nội sẽ kéo dài trong hai ngày 23 - 24/6.
Hội thảo tọa đàm do Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp tổ chức cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc - UNICEF, Đại học Carleton (Canada) và Hội Người Khuyết tật TP Hà Nội sẽ kéo dài trong hai ngày 23 - 24/6.

Giúp người khuyết tật tự tin hơn

Phát biểu khai mạc, TS Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Bộ GD&ĐT đánh giá cao sự chung tay của các bên trong việc xóa bỏ các rào cản đối với trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật trong thời gian qua.

Tọa đàm lần này sẽ là diễn đàn để các chuyên gia trong và ngoài nước cùng chia sẻ kinh nghiệm trong công tác liên quan đến người khuyết tật (NKT). Hội thảo cũng được nghe giới thiệu về Dự án EDID - liên quốc gia và nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam trong bối cảnh của Công ước về Quyền của Người khuyết tật.

TS Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT phát biểu khai mạc.

TS Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT phát biểu khai mạc.

Bà Đỗ Thị Huyền – Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Hà Nội cho biết, đơn vị này trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động khác nhau để nâng cao năng lực cho người khuyết tật, giúp họ có thể tự tin hòa nhập với cộng đồng và đã gặt hái được những kết quả tích cực bước đầu.

Tuy nhiên, do nguồn lực có giới hạn nên vẫn còn một số hạn chế nhất định. Theo bà Huyền, thông qua dự án này, Hội có thể tham gia chia sẻ để vận động chính sách phù hợp nhất. Kết quả của dự án đây là cơ hội để nâng cao năng lực về nghiên cứu và huy động sự tham gia và xây dựng mối quan hệ giữa các bên.

Từ phải qua: PGS.TS Nguyễn Xuân Thủy đến từ Đại học Carleton và Th.sĩ Bùi Thị Thanh Hòa chia sẻ một số kết quả nghiên cứu ban đầu của dự án.

Từ phải qua: PGS.TS Nguyễn Xuân Thủy đến từ Đại học Carleton và Th.sĩ Bùi Thị Thanh Hòa chia sẻ một số kết quả nghiên cứu ban đầu của dự án.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thủy đến từ Đại học Carleton và nghiên cứu viên độc lập Bùi Thị Thanh Hòa đã chia sẻ kết quả nghiên cứu giai đoạn đầu của Dự án trong năm 2022.

Trong đó, nhóm nghiên cứu đã xác định những rào cản mang tính hệ thống đối với sự tham gia và việc ra quyết định của phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật trong các môi trường văn hóa xã hội tại Việt Nam. Xác định các kiến thức, kỹ năng và những thay đổi cần thiết để tăng cường sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục, chính trị, xã hội...

Ghi nhận sự nỗ lực của nhóm nghiên cứu dự án, TS Tạ Ngọc Trí cũng đưa ra một số góp ý. Trong đó, cách biên tập và làm việc cần nghiên cứu kỹ các văn bản, thuật ngữ chuyên ngành. Ông đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục khu trú lại các mục tiêu của dự án để hiện thực hóa bằng các chỉ số cụ thể. Từ đó tìm ra những rào cản và các giải pháp thiết thực.

Cần sự chung tay từ nhiều phía

Các đại biểu tham gia hội thảo lắng nghe ý kiến từ chuyên gia.

Các đại biểu tham gia hội thảo lắng nghe ý kiến từ chuyên gia.

Cũng theo TS Tạ Ngọc Trí, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 16/2017 hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Trong đó quy định về vị trí việc làm của nhân viên hỗ trợ giáo dục NKT trong các trường phổ thông công lập.

Nhà nước luôn quan tâm ban hành và điều chỉnh nhiều chính sách phù hợp với thực tế, ưu tiên nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án trợ giúp NKT. Hệ thống chính sách về NKT tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện hơn. Các hoạt động hỗ trợ NKT đang thu hút của các cấp, các ngành trong xã hội.

Toàn cảnh hội thảo tọa đàm xóa bỏ rào cản đối với trẻ em và phụ nữ khuyết tật.
Toàn cảnh hội thảo tọa đàm xóa bỏ rào cản đối với trẻ em và phụ nữ khuyết tật.

Đánh giá việc thực hiện chính sách, định hướng một số vấn đề cần quan tâm trong xây dựng chính sách, TS Tạ Ngọc Trí cho rằng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật còn hạn chế. Việc thành lập trung tâm dành cho NKT ở nhiều tỉnh/thành còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, Khoản 1 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định có 6 loại tật; trong đó có 5 loại tật cụ thể và một loại tật khác. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề rối loạn phổ tự kỷ đang là vấn đề lớn lại đang được xếp vào loại dạng tật khác theo Thông tư 01/2019 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Trong Luật Người khuyết tật cũng như các văn bản hướng dẫn vấn đề này, bao gồm cả Thông tư 01/2019 cũng chưa quy định thành phần hội đồng là đại diện của ngành Giáo dục. Vấn đề trợ cấp và quyền lợi đối với học sinh khuyết tật đi học, cần nghiên cứu để sao cho phù hợp và có tính cập nhật hơn.

TS Phạm Thị Hoàn chia sẻ ý kiến tại buổi tọa đàm.

TS Phạm Thị Hoàn chia sẻ ý kiến tại buổi tọa đàm.

Cũng tại hội thảo, TS Phạm Thị Hoàn, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục nghề nghiệp thuộc Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã trình bày tham luận một số chính sách giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm đối với người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Mục tiêu cũng nhằm hỗ trợ cao nhất và tạo ra sự bình đẳng cho người khuyết tật...

"Theo quy định hiện hành, học sinh khuyết tật được tạo điều kiện để học tập phù hợp với khả năng và nhu cầu. Do đó, kế hoạch giáo dục cá nhân chính là chương trình học tập cho học sinh khuyết tật. Dựa theo chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành, căn cứ vào khả năng nhận thức và nhu cầu của học sinh sau khi được đánh giá, giáo viên sẽ phối hợp với cha mẹ xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân để giúp học sinh khuyết tật học tập trong từng giai đoạn của năm học" - TS Tạ Ngọc Trí nhấn mạnh thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ