Thanh Hoá kiến nghị giao bổ sung hơn 16.000 biên chế giáo viên

GD&TĐ - Thanh Hoá vừa báo cáo Bộ Nội vụ về nhu cầu biên chế giáo viên năm học 2023-2024. Địa phương này đã kiến nghị giao bổ sung hơn 16 nghìn biên chế.

Thanh Hoá thiếu hàng nghìn giáo viên. (Ảnh: TL).
Thanh Hoá thiếu hàng nghìn giáo viên. (Ảnh: TL).

Trong năm học 2022-2023, tỉnh Thanh Hoá có 634 trường mầm non và 1.993 nhóm trẻ; 593 trường tiểu học; 613 trường THCS và 87 trường THPT.

Thực trạng biên chế sự nghiệp giáo dục năm học 2022-2023, theo UBND tỉnh Thanh Hoá, số biên chế giáo viên mầm non được bổ sung năm học 2022-2023 theo Bộ Chính trị đã phê duyệt là 818 người; cấp tiểu học là 695 người; cấp THCS 137 người; cấp THPT 31 người.

Năm học 2023-2024, nhu cầu kế hoạch số lượng người làm việc và hợp đồng chuyên môn nghiệp vụ cấp mầm non là 21.572 người; cấp tiểu học là 22.114 người; THCS là 18.769 người; THPT 6.456 người.

Theo UBND tỉnh Thanh Hoá, hiện nay, biên chế sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập của tỉnh Thanh Hóa chiếm 90% biên chế được giao. Do đó, hàng năm để đảm bảo thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của Trung ương thì tỉnh Thanh Hóa phải thực hiện cắt giảm biên chế sự nghiệp giáo dục dẫn đến tình trạng ngày càng thiếu giáo viên trầm trọng.

Bên cạnh đó, tổng số học sinh, quy mô trường, lớp trên địa bàn tỉnh theo xu hướng tăng hàng năm. Để đảm bảo chương trình giáo dục theo quy định thì hầu hết các huyện, thị xã, thành phố phải thực hiện việc dồn lớp, gây khó khăn trong việc tổ chức quản lý triển khai nhiệm vụ chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại 11 huyện miền núi.

Do đó, căn cứ quy mô số trường, số lớp, số học sinh của năm học 2023 – 2024, UBND tỉnh Thanh Hoá đề xuất Bộ Nội vụ xem xét, trình Chính phủ giao bổ sung 16.634 biên chế giáo viên, trong đó: mầm non: 4.936 biên chế; Tiểu học 4.703 biên chế; Trung học cơ sở: 6.131 biên chế; Trung học phổ thông: 864 biên chế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.