Thanh Hóa chỉ đạo 'nóng' vụ danh thắng Động Hồ Công bị xâm hại

GD&TĐ - Trước tình trạng Động Hồ Công bị xâm hại nghiêm trọng, lãnh đạo Tỉnh ủy Thanh Hóa đã trực tiếp yêu cầu tháo dỡ các công trình đã xây dựng.

Nhiều hạng mục đã xây dựng tại Động Hồ Công đang bị yêu cầu phá dỡ. (Ảnh: NT).
Nhiều hạng mục đã xây dựng tại Động Hồ Công đang bị yêu cầu phá dỡ. (Ảnh: NT).

Ngày 16/3, ông Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, cùng Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa Phạm Nguyên Hồng đã tới Động Hồ Công (di tích cấp quốc gia tại xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc) chỉ đạo chính quyền địa phương, các ngành liên quan nhanh chóng tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép bên trong động.

Trước đó, Động Hồ Công xảy ra tình trạng nhiều người tự ý đưa vật liệu vào động xây dựng, tu sửa và đưa nhiều bức tượng không rõ từ đâu vào trong động.

Việc làm trên chưa được sự cho phép của bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào, đã xâm hại nghiêm trọng đến danh thắng quốc gia này.

Theo ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa, ngay sau khi nắm bắt được sự việc, Sở đã có văn bản yêu cầu tháo dỡ các bục, bệ đã xây, ốp gạch men; di chuyển, đưa toàn bộ hệ thống tượng, bát hương, di vật ra khỏi Động Hồ Công, trả lại nguyên trạng mặt bằng, cảnh quan, không gian của di tích trong ngày 17/3.

Lãnh đạo Tỉnh uỷ Thanh Hoá trực tiếp chỉ đạo chính quyền địa phương, các ngành liên quan nhanh chóng tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép bên trong Động Hồ Công. (Ảnh: NT).
Lãnh đạo Tỉnh uỷ Thanh Hoá trực tiếp chỉ đạo chính quyền địa phương, các ngành liên quan nhanh chóng tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép bên trong Động Hồ Công. (Ảnh: NT).

Giám đốc Sở VH-TT-DL Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi đã yêu cầu làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến việc tự ý xây dựng, đưa tượng, di vật... vào Động Hồ Công khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả xử lý và đề xuất, kiến nghị đối với những nội dung vượt thẩm quyền trước ngày 25/3”.

Theo ông Lữ Minh Thư, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lộc, ngay sau khi nắm được sự việc, Huyện ủy đã yêu cầu UBND huyện Vĩnh Lộc và UBND xã Ninh Khang tới hiện trường nắm bắt sự việc, đưa ra hướng xử lý.

Qua kiểm tra bên trong động có 9 pho tượng, 6 bệ được xây dựng bằng bê tông, lát đá bên ngoài…

Cũng theo ông Thư, qua xác minh thì người chỉ đạo xây dựng công trình là trụ trì chùa Thông (còn gọi là chùa Du Anh). Kể từ khi động được công nhận là di sản cấp quốc gia vào năm 2009, đây là lần đầu tiên động Hồ Công bị xâm hại.

Động Hồ Công còn được mệnh danh là động đẹp nhất trong 36 động ở nước Nam, nơi còn lưu giữ rất nhiều bài thơ được khắc trên vách đá của vua Lê, chúa Trịnh.

Động Hồ Công còn được mệnh danh là động đẹp nhất trong 36 động ở nước Nam, nơi còn lưu giữ rất nhiều bài thơ được khắc trên vách đá của vua Lê, chúa Trịnh.

Theo ông Đào Xuân Yên, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, việc trùng tu, tôn tạo là cần thiết nhưng phải tuân thủ quy định, phải đúng bài, đúng sách, chứ không thể tùy tiện, tùy ý được, thậm chí có động cơ không trong sáng.

Động Hồ Công nằm giữa ngọn núi Xuân Đài, thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), cách Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ khoảng 5 km về hướng Đông Nam.

Động Hồ Công còn được mệnh danh là động đẹp nhất trong 36 động ở nước Nam, nơi còn lưu giữ rất nhiều bài thơ được khắc trên vách đá của vua Lê, chúa Trịnh và nhiều danh sĩ. Với những giá trị to lớn về phương diện nghiên cứu, lịch sử, địa lý, văn hóa, tôn giáo, năm 2009 động Hồ Công được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.