Thăm dò khảo cổ tại di tích Néang Son tại An Giang

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho phép Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang thăm dò khảo cổ tại di tích Néang Son.

Thăm dò khảo cổ tại di tích Néang Son tại An Giang

Ngày 20/3, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết đã ban hành Quyết định số 274/QĐ-BVHTTDL cho phép Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang thăm dò khảo cổ tại di tích Néang Son (ấp An Lợi, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn).

Theo đó, thời gian thăm dò bắt đầu từ ngày 25/2 đến 15/3 trên diện tích 25m2 (5 hố x 5m2/1 hố). Chủ trì thăm dò là ThS.Lê Thị Hậu - Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang.

Trong thời gian thăm dò khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

Những hiện vật thu thập được trong quá trình thăm dò khảo cổ, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.

Sau khi kết thúc đợt thăm dò khảo cổ, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang phải có báo cáo kết quả thăm dò khảo cổ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã thăm dò khảo cổ trong thời gian chậm nhất 1 tháng, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trước khi công bố kết quả của đợt thăm dò khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.

Theo Ban Quản lý, Di tích Văn hóa Óc Eo (tại ấp An Lợi, xã Châu Lăng, Tri Tôn) được biết đến với di tích kiến trúc gò tháp An Lợi – một gò nhỏ có xuất lộ nhiều gạch nằm trên một thế đất bằng phẳng, xung quanh có nhiều ao, đầm, trũng trong địa bàn cư trú của đồng bào Khmer.

Di tích là một công trình kiến trúc qui mô lớn và kiên cố nằm theo hướng Đông - Tây, giống với các công trình kiến trúc văn hóa Óc Eo đều quay mặt về phía Đông. Tổng thể là một khối kiến trúc gạch, đến nay vẫn còn khá bền vững.

Năm 1999, trong cuộc khảo sát và điền dã, các cán bộ của Bảo tàng An Giang đã phát hiện dấu tích của kiến trúc cổ.

Năm 2002, Bảo tàng An Giang phối hợp với Trung tâm Khảo cổ tiến hành khảo sát cho thấy, phạm vi kiến trúc - đặc biệt là ở hai phía Đông – Tây có những hố đào lớn và sâu để lấy gạch, nhiều phiến đá có dấu gia công phát lộ trên bề mặt di tích và một số được cất giữ ở nhà dân.

Tuy bị đào phá nhưng kiến trúc vẫn còn khá nguyên vẹn so với các di tích văn hóa Óc Eo khác trên địa bàn tỉnh An Giang. Kiến trúc khá cao từ 1,5 - 2,5m. Dựa vào đặc điểm bước đầu đoàn định, di tích có niên đại khoảng thế kỷ 7 - 8, thuộc giai đoạn hậu Óc Eo.

Cuộc khai quật năm 2004 của Bảo tàng An Giang và Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ đã làm xuất lộ toàn bộ kiến trúc, thu được nhiều hiện vật, và làm bật lên giá trị của di tích.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đây là lần thứ hai NHNN hủy đấu thầu vàng miếng.

Tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng

GD&TĐ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa gửi đi thông báo hủy bỏ cuộc đấu thầu vàng miếng ngày 25/4 đến các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.