Thành tựu nổi bật sau 10 năm bảo tồn Khu di tích quốc gia Óc Eo-Ba Thê

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ban Quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê An Giang tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm hoạt động 2012 - 2022.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị tổng kết.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị tổng kết.

Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (tỉnh An Giang) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012, Bộ Văn hóa-Thể thao&Du lịch đã quyết định phê duyệt thực hiện xây dựng Hồ sơ Khu di tích Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Để việc bảo vệ, bảo quản, phát huy di tích theo chiều rộng và chiều sâu, UBND tỉnh An Giang đã quyết định thành lập Ban quản lý di tích văn hóa Óc Eo trực thuộc UBND tỉnh.

Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về quy hoạch, khai quật khảo cổ, nghiên cứu, lập hồ sơ, sưu tầm, trao đổi, bảo quản, trưng bày, phục chế hiện vật; giáo dục, khoa học, hợp tác quốc tế; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích;

Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Văn hóa-Thể thao&Du lịch lập hồ sơ di tích văn hóa Óc Eo trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Trao Bằng khen của UBND tỉnh An Giang cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, giai đoạn 2012 – 2022.

Trao Bằng khen của UBND tỉnh An Giang cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, giai đoạn 2012 – 2022.

Trải qua 10 năm hoạt động, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong đó dấu ấn đậm nét của 4 nhiệm vụ chính trị quan trọng về văn hóa Óc Eo đó là: Bảo tồn thường xuyên các di tích đã được lộ thiên; tích cực giải phóng mặt bằng, thu hồi gần 10 ha đất liên quan đến 46 hộ dân, để có đất sạch bàn giao cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khai quật khảo cổ trong Đề án nghiên cứu cấp quốc gia (Văn hóa Óc Eo Nam Bộ) thực hiện từ 2017-2020);

Hoàn thành giai đoạn 1 việc xây dựng hồ sơ khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê, trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, quảng bá và trưng bày văn hóa Óc Eo, góp phần phát huy giá trị di sản, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Trong thời gian qua, An Giang phối hợp với Viện nghiên cứu Di sản văn hóa Deahan (Hàn Quốc) tổ chức 2 cuộc triển lãm quốc tế lớn tại Hàn Quốc, với số lượng là 12.715 hiện vật; số lượng khách quốc tế tham quan trực tiếp và trực tuyến là 42.171 lượt người. Tổng kinh phí tổ chức triển lãm quốc tế là 13,2 tỷ đồng đồng, do phía Hàn Quốc tài trợ 100%.

Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê vào Danh sách dự kiến lập hồ sơ Di sản văn hóa thế giới; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có Quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác xây dựng Hồ sơ Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê.

Ngoài ra, tỉnh còn chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện Quy trình tập trung theo Công ước 1972 của UNESCO; tỉnh sẽ đón Trung tâm di sản thế giới đến Việt Nam để khảo sát, đánh giá khả năng đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê) vào đầu năm 2023.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, An Giang là một trong những tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, có hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hết sức đa dạng và phong phú. Hiện nay, toàn tỉnh có 86 di tích văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 28 di tích quốc gia, 56 di tích cấp tỉnh và 2 di tích quốc gia đặc biệt.

Ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu tại hội nghị.

Ông Trần Anh Thư - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu tại hội nghị.

Một trong di tích có giá trị quan trọng về lịch sử - văn hoá của tỉnh, đó là Khu di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê. Từ những chứng cứ vật chất của nền Văn hóa Óc Eo thông qua công tác khảo cổ học, được các nhà khoa học quốc tế và trong nước đã đánh giá rất cao không chỉ đối với lịch sử phát triển văn hóa, dân tộc Việt Nam mà còn có vai trò và ý nghĩa to lớn, quan trọng trong lịch sử phát triển văn hóa, văn minh của khu vực Đông Nam Á và lịch sử giao lưu giữa các nền văn minh trên thế giới.

“Với trách nhiệm và tình cảm của cán bộ, nhân dân An Giang trong việc cố gắng cùng với các cơ quan Trung ương cố gắng gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Óc Eo – Ba Thê một cách tốt nhất, cho dù nguồn kinh phí của địa phương sẽ rất khó cho việc bảo tồn, phát huy giá trị của một di tích rộng lớn, mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế như văn hóa Óc Eo An Giang.

Chúng tôi hy vọng rằng, tỉnh sẽ còn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; Cục di sản văn hóa; Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; Hội đồng di sản văn hóa quốc gia và các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành khảo cổ học trong cả nước.

An Giang cam kết sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị cho các di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn và nhất là di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê, vì địa phương luôn xác định những việc làm như thế là rất cần thiết, có trách nhiệm với quốc gia, quốc tế đối với một di sản văn hóa quan trọng như văn hóa Óc Eo tại An Giang”, ông Thư nói.

Dịp này, UBND tỉnh An Giang trao Bằng khen cho 4 tập thể và 6 cá nhân đã có thành tích trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê, giai đoạn 2012 – 2022.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.