Thách thức nhu cầu nhân lực Quản lý chuỗi cung ứng

GD&TĐ - Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hành trình đi khắp thế giới của những sản phẩm, hàng hóa, các thương hiệu nổi tiếng đều phải có sự tham gia phối hợp của rất nhiều khâu, từ nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà máy gia công may giày, đơn vị vận chuyển, nhập cảnh... đến các trung tâm phân phối, bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng. 

Thách thức nhu cầu nhân lực Quản lý chuỗi cung ứng

Đó là một chu trình khép kín, hoàn toàn được “can thiệp” bởi chuỗi cung ứng (Supply Chain). Đây cũng được xem là một trong những ngành nghề mà Việt Nam đang gặp khó khăn trong phát triển nhân lực. Nghề hấp dẫn giới trẻ Theo các chuyên gia ngành, chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất. Các chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng luôn là một trong những người bận rộn nhất trong doanh nghiệp. Cũng như những nhà quản trị khác, chuỗi cung ứng đang đòi hỏi vai trò của những nhà quản trị chiến lược.

Bởi vì chuỗi cung ứng đang trở thành một trong những công cụ cạnh tranh tuyệt vời cho các doanh nghiệp. Chỉ 10 năm trước đây, cụm từ “chuỗi cung ứng” rất hiếm khi được các nhà quản trị sử dụng. Họ thường dùng các cụm từ “logistics” hay “vận tải” để mô tả dòng chảy hàng hoá. Các chức danh như giám đốc logistics, giám đốc phân phối, giám đốc vận tải là những cụm từ ít ỏi mô tả những người làm trong lĩnh vực logistics.

Xu hướng toàn cầu hoá ngày nay, đặc biệt là tiến trình hội nhập với thế giới sau khi gia nhập WTO, đã khiến cho Việt Nam trở thành một trong những ngôi sao sáng về hoạt động chuỗi cung ứng. Trung Quốc đã và đang là chiếc nôi hàng đầu về hoạt động chuỗi cung ứng. Ngày nay vị thế này đang dần chuyển dịch sang Việt Nam vì môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng và chi phí lao động cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Tại các tập đoàn lớn, những người quản lý chuỗi cung ứng thường báo cáo trực tiếp cho các tổng giám đốc (CEO). Thậm chí các CEO của các công ty lớn thường xuất thân từ ngành Supply Chain. Điều này chứng tỏ các công ty xem trọng chuỗi cung ứng của mình như thế nào.

Vì vậy chuỗi cung ứng tuy còn là một cụm từ khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng lĩnh vực này đang mang đến rất nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với nhiều khả năng thăng tiến cho các bạn trẻ. Học để đạt đến đỉnh cao nghề nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành nghề đầy biến động.

Vì thế, muốn đạt đến và trụ vững ở đỉnh cao của nghề quản lý chuỗi cung ứng, cần thường xuyên cập nhật kiến thức qua các khóa đào tạo tổng quát về Quản lý chuỗi cung ứng, các khóa học chuyên sâu về từng bộ phận của chuỗi như Quản lý mua hàng, Quản lý và kiểm soát tồn kho, Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp… cũng như các khóa học năng cao kỹ năng như kỹ năng truyền thông, thương thuyết, làm việc nhóm…

Khi đã vững kiến thức nền tảng, họ có thể học tiếp các chương trình nâng cao như Thạc sĩ về Quản lý công nghiệp hay Quản lý chuỗi cung ứng. Nếu muốn cập nhật kiến thức liên tục chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí đáng kể.

Tuy nhiên, bù lại mức thu nhập hàng tháng sẽ dao động từ 500 - 4.000 USD, đồng thời con đường thăng tiến của nghề là khá rộng mở. Bằng chứng là đã có rất nhiều CEO của các công ty lớn hiện nay có xuất thân từ ngành Quản lý chuỗi cung ứng. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam xếp thứ 53 trong tổng số 155 nền kinh tế. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang dần cải thiện một cách toàn diện việc phát triển hệ thống chuỗi cung ứng, bao gồm kho vận, giao nhận, vận chuyển và phân phối.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, hiện nguồn nhân lực hiểu biết quy trình quản lý chuỗi cung ứng, một cách chuyên nghiệp hiện rất thiếu và yếu, buộc họ phải cất công đào tạo mới và đào tạo lại. Bên cạnh luật pháp Việt Nam, các công ty logistics nhất thiết phải am hiểu sâu sắc và vận dụng hiệu quả luật pháp, tập quán thương mại quốc tế. Với trình độ và điều kiện hiện nay, có thể nói đây vẫn là thách thức lớn cho phát triển nguồn nhân lực Quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...