Tết của người châu Á: Những điều có thể bạn chưa biết

GD&TĐ - Tết Nguyên đán được chào đón ở hầu hết các quốc gia châu Á, bắt đầu vào ngày trăng non đầu tiên của lịch âm dương, dựa trên chu kỳ của Mặt trăng và kết thúc vào Rằm tháng sau.

Ở Việt Nam, Tết Nguyên đán có thể kéo dài đến bảy ngày. Ảnh: Theculturetrip.
Ở Việt Nam, Tết Nguyên đán có thể kéo dài đến bảy ngày. Ảnh: Theculturetrip.

Tết Nguyên đán được tổ chức rộng rãi ở các quốc gia như Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam… bằng cách đổi quà hoặc tiền để cầu may, tiệc tùng trên đường phố và đốt pháo hoa.

Truyền thống tặng tiền bằng phong bao lì xì vào ngày mùng 1 Tết chỉ đơn giản là bắt đầu với số lượng tượng trưng, khiêm tốn nhưng dần dần đã phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây.

Có nhiều cách khác nhau để mọi người ăn mừng Tết Nguyên đán. Ví dụ, ở Hàn Quốc, Tết được gọi là Seollal và họ bày tỏ lòng kính trọng với tổ tiên của mình, thường kéo dài từ hai đến ba ngày.

Ở Việt Nam, Tết Nguyên đán có thể kéo dài đến bảy ngày và những người đi lễ sẽ tham gia vào các nghi lễ của tổ tiên, trả nợ được càng nhiều càng tốt. Dưới đây là những nghi lễ và phong tục đón Tết Nguyên đán thường thấy ở châu Á.

Trò chuyện với gia đình và bạn bè

Giống như nhiều ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán tốt nhất là dành cho gia đình và bạn bè. Truyền thống quan trọng đến mức dịp Tết Nguyên đán hàng năm được báo trước là “cuộc di cư lớn nhất thế giới của con người”.

Năm 2019, 3 tỷ người đã thực hiện chuyến đi của họ trong kỳ nghỉ Tết, chủ yếu là trở về đoàn tụ gia đình, gặp gỡ bạn bè.

Trang trí nhà cửa

Màu sắc chính là dấu hiệu nhận biết Tết Nguyên đán đang cận kề. Bạn sẽ thấy màu đỏ tươi được chọn để tô điểm trên mọi con phố, cửa hàng và ngôi nhà. Được gắn với sự giàu có và may mắn, đồ trang trí màu đỏ được treo để xua đuổi Nian - một con quái vật giống sư tử sợ màu đỏ, theo thần thoại của người châu Á.

Ở một số vùng của Trung Quốc, nơi mà ngày lễ được gọi là Lễ hội mùa xuân, cắm hoa rực rỡ và trang trí cây trái cũng làm bừng sáng nhà cửa và đường phố. Trong khi đó, hoa đào và hoa mai có ý nghĩa đặc biệt đối với lễ Tết ở Việt Nam. Ở Hàn Quốc, các loài chim cũng xuất hiện trong các đồ trang trí. Ví như chim hạc tượng trưng cho tuổi thọ, trong khi chim ác tượng trưng cho vận may.

Chia sẻ sự giàu có với những người thân yêu

Màu đỏ tươi mang lại sự giàu có theo đúng nghĩa đen dưới dạng những bao lì xì đỏ được tặng cho trẻ em và người lớn chưa lập gia đình. Những bao lì xì này là những món quà bằng tiền mặt, có thể từ vài đô la đến những số tiền khá lớn tùy thuộc vào mối quan hệ với người nhận. Các nhà tuyển dụng cũng tặng bao lì xì cho nhân viên chưa lập gia đình như một biểu hiện của lòng biết ơn.

Đối với lễ Seollal ở Hàn Quốc, những món quà này có dạng những chiếc túi màu đỏ, những món quà bằng tiền kèm theo những thông điệp khích lệ và lời chúc may mắn cho năm mới.

Ở Tây Tạng, nơi mà Tết Nguyên đán được gọi là Losar, trẻ em mang quà cho người lớn tuổi. Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, trẻ em sẽ mặc quần áo truyền thống và mang theo một giỏ đựng thịt nấu chín, bánh bao hấp, trái cây, đồ ngọt và amdo balep, một loại bánh mì truyền thống - chắc chắn sẽ hữu ích đối với những người lớn có thể uống quá say trong đêm giao thừa.

Tết ở Hàn Quốc được gọi là Seollal. Ảnh: Ưikimedia.
Tết ở Hàn Quốc được gọi là Seollal. Ảnh: Ưikimedia.

Dọn dẹp mớ bòng bong của năm cũ

Trướt Tết, cửa sổ được cọ rửa, sàn nhà và đồ đạc được phủi sạch bụi để tiễn những điều không may mắn trong năm. Tuy nhiên, tất cả việc dọn dẹp này sẽ dừng lại vào ngày đầu tiên của năm mới - tránh phủi bụi ngày đầu năm, vì vận may sẽ bị cuốn trôi.

Dọn dẹp nhà cửa có vẻ không phải là truyền thống vui vẻ, nhưng là một nghi lễ, nó tạo nên giai điệu cho năm mới. Quần áo mới cũng là một phần quan trọng của Tết - một xu hướng mà các thương hiệu thời trang cao cấp đều muốn muốn tận dụng.

Ghé thăm chợ

Trước ngày Tết, các khu chợ ngoài trời bày bán đồ trang trí, bao lì xì, đồ chơi, quần áo và đồ trang sức. Những khu chợ ngoài trời này là một hoạt động thường xuyên, lúc nào cũng nhộn nhịp. Ở miền Nam Trung Quốc, các chợ đường phố luôn tràn ngập hoa và chậu cây. Những loài hoa như hoa lan và mẫu đơn rất phổ biến vì chúng được coi là đặc biệt tốt lành dịp năm mới.

Cầu nguyện ở chùa

Tết Nguyên đán là thời điểm nhộn nhịp ở các ngôi chùa. Những người thờ cúng thường đến chùa vào ngày mùng 3 Tết để thắp hương và cầu nguyện các vị thần phù hộ, mang đến may mắn trong năm sắp tới. Nhiều ngôi chùa lớn cũng sẽ tổ chức lễ hội múa lân sư rồng ở sân đình.

Ở Tây Tạng, người ta để những tác phẩm điêu khắc bằng bơ được chạm khắc tinh xảo làm đồ cúng thần. Với quy mô khác nhau, từ những tác phẩm nhỏ đến tác phẩm đồ sộ, việc thực hiện tốn nhiều công sức thể hiện sự hào phóng của con người trong năm mới.

Tết Nguyên đán là thời điểm tuyệt vời để tham quan và tìm hiểu về một trong những truyền thống văn hóa lớn của thế giới, nhưng cũng như bất kỳ hoạt động văn hóa nào, tôn trọng phong tục địa phương là chìa khóa để bảo đảm mọi người có thể tận hưởng kỳ nghỉ một cách trọn vẹn.

Theo Theculturetrip

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.