Độc đáo ngày Tết yêu thương của học sinh người Mông xứ Nghệ

GD&TĐ - Trước khi về nghỉ tết nguyên đán, Trường PTCS DTBT Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đã tổ chức chương trình tất niên đầm ấm, vui tươi cho toàn bộ học sinh và cả phụ huynh.

Học sinh Trường PTCS DTBT Tây Sơn (Kỳ Sơn, Nghệ An) vui mừng khi được mang bánh chưng, bánh tét về nhà ăn tết.
Học sinh Trường PTCS DTBT Tây Sơn (Kỳ Sơn, Nghệ An) vui mừng khi được mang bánh chưng, bánh tét về nhà ăn tết.

Trường PTCS DTBT Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) là ngôi trường liên cấp tiểu học và THCS. Năm học này, trường có 485 học sinh, đều là người dân tộc Mông, trong đó có hơn 130 em bán trú.

Dù chỉ cách trung tâm huyện gần 30 km, nhưng Tây Sơn là một trong những điểm được mệnh danh là cổng trời xứ Nghệ. Ở độ cao trên 1.500 so với mực nước biển, các bản làng Huồi Giảng 1, 2, 3, bản Đống Trên, Đống Dưới... là những cụm dân cư nằm biệt lập giữa rừng núi.

Trường PTCS DTBT Tây Sơn có 100% học sinh là người dân tộc Mông
Trường PTCS DTBT Tây Sơn có 100% học sinh là người dân tộc Mông

Tỷ lệ hộ nghèo của Tây Sơn cao, điều kiện kinh tế khó khăn khiến học sinh của trường cũng gặp nhiều thiếu thốn, vất vả, kỹ năng sống hạn chế. Vì vậy, mỗi năm, trước khi nghỉ tết Nguyên đán, Trường PTCS DTBT Tây Sơn đều tổ chức chương trình tết yêu thương cho tất cả học sinh.

Năm nay, chương trình được sự hỗ trợ của tổ chức thiện nguyện, với nhiều hoạt động hội chợ, trò chơi dân gian, văn nghệ...  với sự tham gia của cả phụ huynh, cán bộ xã. Đặc biệt, tất cả học sinh, giáo viên, cùng gói bánh chưng, tổ chức ăn bữa cơm tất niên sum vầy. Hoạt động này cũng là một trong những biện pháp để tạo môi trường thân thiện, giúp học sinh yêu trường lớp, thầy cô. Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể mang sản vật địa phương như khoai sọ, rau cải, bí, gạo nương... đến bán. Quỹ thu được từ gian hàng sẽ dành để tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường.

Trường thiết kế các gian hàng với nhiều chủ đề như tết cổ truyền, trang phục truyền thống các dân tộc, sản vật địa phương...
 Trường thiết kế các gian hàng với nhiều chủ đề như tết cổ truyền, trang phục truyền thống các dân tộc, sản vật địa phương...

Chị Cự Y Xài nhà ở bản Đống Dưới, có 2 con gái là Hạ Y Tềnh và Hạ Y Nguyệt đang học tại Trường PTCS DTBT Tây Sơn. Nghe con gái nói ở trường tổ chức tất niên, chị chạy xe máy hơn 2 tiếng đường rừng, dốc đá để mang váy áo dân tộc Mông xuống cho con mặc.

Trước khi nghỉ tết, toàn bộ học sinh cùng với thầy cô, bố mẹ sẽ ăn bữa cơm tất niên sum vầy với nhau. Không mâm bàn cầu kỳ, chỉ có bàn học sinh xếp giữa sân trường, trên bàn rải lá chuối tươi. Bữa cơm tất niên có thịt lợn, tôm, xúc xích, trứng... và không thể thiếu bánh chưng, dưa muối.

Cô Võ Thị Vinh - Hiệu trưởng Trường PTCS DTBT Tây Sơn chia sẻ, học sinh của trường đều là người Mông, hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, tổ chức tết là để động viên, tạo niềm vui cho cả học sinh, lẫn phụ huynh. Đây cũng là dịp để giáo dục kỹ năng sống, tăng cường tương tác giữa nhà trường, địa phương và phụ huynh. 

Trước diễn biến mới của dịch Covid, nhà trường cũng nhắc nhở học sinh, phụ huynh khi về tết chỉ nên vui chơi trong bản. Hạn chế cho con em đi chơi, thăm thân ở xa. Tuân thủ pháp luật, tránh tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Đồng thời thường xuyên nghe thông báo của bản, xã... để biết lịch quay trở lại trường đi học sau tết.

Tại các gian hàng trưng bày trang phục truyền thống, vật dụng đặc trưng các dân tộc trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Tại các gian hàng trưng bày trang phục truyền thống, vật dụng đặc trưng các dân tộc trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. 
Chương trình tết còn có sự tham gia của đông đảo phụ huynh. các bố, các mẹ đứng tập trung theo dõi các hoạt động của con ở trường.
Chương trình tết còn có sự tham gia của đông đảo phụ huynh. các bố, các mẹ đứng tập trung theo dõi các hoạt động của con ở trường. 
Với người Mông, chỉ những dịp đặc biệt, quan trọng mới mặc trang phục truyền thống.
Với người Mông, chỉ những dịp đặc biệt, quan trọng mới mặc trang phục truyền thống.
Các em tham gia gói bánh chưng, bánh tét cùng thầy cô giáo, đồng thời được giới thiệu, giáo dục ý nghĩa của ngày tết cổ truyền.
Các em tham gia gói bánh chưng, bánh tét cùng thầy cô giáo, đồng thời được giới thiệu, giáo dục ý nghĩa của ngày tết cổ truyền.
Thức ăn sẽ được chia đều cho từng bàn để ai cũng có phần.
 Thức ăn sẽ được chia đều cho từng bàn để ai cũng có phần.
Niềm vui háo hức, mong chờ của những đứa trẻ khi chuẩn bị được ăn tiệc tất niên tại trường.
Niềm vui háo hức, mong chờ của những đứa trẻ khi chuẩn bị được ăn tiệc tất niên tại trường. 
Toàn bộ chi phí cho chương trình tết do nhà trường trích quỹ và sự hỗ trợ của tổ chức thiện nguyện.
Toàn bộ chi phí cho chương trình tết do nhà trường trích quỹ và sự hỗ trợ của tổ chức thiện nguyện.
Buổi tối, thầy cô, học sinh và phụ huynh sẽ cùng giao lưu văn nghệ, ca nhạc, và chơi trò chơi dân gian.
Buổi tối, thầy cô, học sinh và phụ huynh sẽ cùng giao lưu văn nghệ, ca nhạc, và chơi trò chơi dân gian. 
Học sinh, phụ huynh khi về tết được nhà trường nhắc nhở chỉ nên vui chơi trong bản.
 Học sinh, phụ huynh khi về tết được nhà trường nhắc nhở chỉ nên vui chơi trong bản. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.