Tàu Hayabusa-2 quay về Trái đất

GD&TĐ - Tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa-2 của Nhật Bản rời quỹ đạo xung quanh tiểu hành tinh Ryugu xa xôi và hướng về Trái đất, trong khuôn khổ giai đoạn cuối cùng của sứ mệnh khác thường.

Tàu Hayabusa-2 tiếp cận tiểu hành tinh Ryugu
Tàu Hayabusa-2 tiếp cận tiểu hành tinh Ryugu

Theo kế hoạch, hành trình trở về Trái đất của tàu Hayabusa-2 bắt đầu từ ngày 18/11. Khi đó, con tàu sẽ thoát khỏi trọng trường của tiểu hành tinh. Đến đầu tháng 12, con tàu khởi động những động cơ chính. Tàu Hayabusa-2 chở về Trái đất những mẫu đất đá quý hiếm thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu.

Những mẫu vật này có thể giúp chúng ta có cái nhìn mới đối với nguồn gốc Hệ Mặt trời. Theo Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản JAXA, con tàu sẽ đổ bộ xuống Trái đất vào năm 2020. “Chúng tôi hi vọng, Hayabusa-2 sẽ cung cấp nhiều kiến thức khoa học mới” – ông Yuichi Tsuda, Giám đốc Dự án Hayabusa cho biết như vậy. Con tàu sẽ mang về Trái đất “than và vật chất hữu cơ”.

Các mẫu đất đá sẽ cung cấp dữ liệu liên quan đến các vấn đề như “cách vật chất hữu cơ phát tán khắp Hệ Mặt trời; tại sao vật chất hữu cơ xuất hiện trên tiểu hành tinh và có liên quan gì đến Trái đất”.

Tàu Hayabusa-2 có kích thước như một chiếc tủ lạnh, bay cách Trái đất 300 triệu km để khám phá tiểu hành tinh Ryugu (Ryugu theo tiếng Nhật nghĩa là “cung điện của rồng”). Vào tháng Tư năm nay, Hayabusa đã phóng một “đầu đạn” vào tiểu hành tinh, để giải phóng những gì chưa bị tác động của khí quyển. Các mẫu vật chất thu thập được có thể giúp các nhà khoa học hình dung về Hệ Mặt trời ở thời điểm khoảng 4,6 tỷ năm trước.

“Chúng tôi đang cố gắng hết sức để đưa được con tàu “về nhà”. Tiểu hành tinh Ryugu là trung tâm chú ý của chúng ta trong suốt 1,5 năm qua” – ông Tsuda giải thích.

Tàu Hayabusa-2 mất 3,5 năm để bay đến tiểu hành tinh Ryugu. Tuy nhiên, đường về của nó sẽ ngắn hơn nhiều, bởi Trái đất và tiểu hành tinh Ryugu đang di chuyển đến gần nhau hơn. Các nhà khoa học hi vọng, tàu Hayabusa-2 sẽ thả các mẫu đất đá xuống sa mạc Nam Australia; tuy nhiên JAXA mới đang chuẩn bị đàm phán với chính phủ Australia về cách thức tổ chức đón nhận mẫu vật.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...