Tạo xúc cảm cho bài văn tả cảnh

GD&TĐ - Một trong những nội dung chính của chương trình Tập làm văn lớp 5 là văn miêu tả. Đây là kiểu bài khó nên giáo viên mất khá nhiều tâm sức để giúp học sinh thạo dạng bài này.

Tạo xúc cảm cho bài văn tả cảnh

Là một giáo viên nhiều năm giảng dạy chương trình lớp 4, 5, cô giáo Hoàng Thị Thúy Vinh (Trường tiểu học Minh Tân - Hưng Yên) nhận thấy:

Văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và cảm xúc, làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống.

Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả.

“Thực tế giảng dạy tập làm văn phần tả cảnh, bản thân người giáo viên đôi khi cũng cảm thấy lúng túng, bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh có cảm xúc” - Cô Thúy Vinh cho biết.

4 yêu cầu khi làm văn miêu tả

Theo cô Thúy Vinh, việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bị sai lệch về cả nội dung và hình thức.

Học sinh cần nắm được 4 yêu cầu khi làm văn miêu tả: Cụ thể hóa sự vật (tả cái gì?); cá thể hóa sự vật (tả như thế nào?), tả cảnh nào thì người đọc hình dung cảnh đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác.

Mục đích hóa sự vật (tả với mục đích gì?); cảm xúc hóa sự vật (tả với tư tưởng, tình cảm, thái độ ra sao?)

Học sinh cần nắm được 4 yêu cầu khi làm văn miêu tả: Cụ thể hóa sự vật (tả cái gì?); cá thể hóa sự vật (tả như thế nào?), tả cảnh nào thì người đọc hình dung cảnh đó chứ không bị lẫn lộn với cảnh khác. 

Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả :

Bước 1: Tìm hiểu đề

Bước 2: Quan sát tìm ý

Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)

Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh

Bước 5: Kiểm tra lại bài.

Cô Vinh cho biết, hiện nay sách giáo khoa không còn những tiết riêng cho Tìm hiểu đề, quan sát tìm ý nhưng qua mỗi đề văn giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm theo các bước kể trên.

Các bước quan trọng

Để rèn cho học sinh thói quen làm tuần tự theo các bước kể trên khi làm văn thì mỗi bước làm giáo viên cũng phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ về phương pháp cũng như cách suy nghĩ, cách thực hiện bài làm.

Bước 1: Tìm hiểu đề, giáo viên hướng dẫn học sinh làm những công việc sau: Đọc kĩ đề ; phân tích đề.

Phân tích đề bằng cách: Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn; gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả.

Bước 2: Bước quan sát và tìm ý, đây là bước quyết định thành công của bài văn, học sinh muốn viết được bài văn hay, sống động phải có được sự quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả và phải có sự ghi chép tỉ mỉ, chi tiết những đặc điểm mình miêu tả.

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả nhiều lần và bằng nhiều giác quan khác nhau như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác... nhằm giúp các em nhận biết về cảnh đầy đủ và chính xác hơn.

Muốn quan sát có hiệu quả, quan sát phải có tính mục đích, người quan sát phải có cách nghĩ, cách cảm của riêng mình.

Quan sát để làm văn nhằm phản ánh một đối tượng cụ thể, vừa chi

Để tả cảnh, cần xác định vị trí quan sát. thời điểm quan sát, trình tự và nội dung quan sát. Quan sát phải luôn gắn với việc tìm ý và tìm từ ngữ để diễn tả. Để giúp quan sát và tìm ý, với mỗi đề bài cần có một hệ thống câu hỏi gợi ý nội dung quan sát và các ý cần xác lập. 

tiết, vừa có tính khái quát. Qua chi tiết, người đọc phải thấy được bản chất của sự việc. Vì vậy quan sát phải có lựa chọn.

Nếu yêu cầu các chi tiết cụ thể nhưng đó không phải là những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê. 

Chi tiết không cần nhiều mà phải chọn lọc, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây ấn tượng,…

Đó là những chi tiết lột tả được cái thần của cảnh. Khi quan sát, cần sử dụng đồng thời nhiều giác quan và điều quan trọng là phải quan sát bằng tấm lòng. Mục đích quan sát sẽ quy định đối tượng và phương pháp quan sát.

Để tả cảnh, cần xác định vị trí quan sát. thời điểm quan sát, trình tự và nội dung quan sát. Quan sát phải luôn gắn với việc tìm ý và tìm từ ngữ để diễn tả. Để giúp quan sát và tìm ý, với mỗi đề bài cần có một hệ thống câu hỏi gợi ý nội dung quan sát và các ý cần xác lập.

Nếu học sinh không thực hiện tốt bước quan sát và tìm ý sẽ không có chất liệu để làm văn, từ đó học sinh sẽ không có hứng thú làm bài hoặc sao chép bài văn từ những bài văn mẫu.

Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép tỉ mỉ những điều mình quan sát tạo thành một cuốn cẩm nang để khi miêu tả học sinh có sẵn tư liệu để làm bài.

Bước 3: Sắp xếp ý và lập dàn ý

Sau khi quan sát và tìm ý, trước khi lập dàn bài chi tiết, học sinh cần xác định trình tự miêu tả để sắp xếp các ý một cách hợp lí. Trình tự miêu tả trong văn tả cảnh có thể là trình tự không gian, có thể là trình tự thời gian tuỳ theo từng cảnh để lựa chọn cho phù hợp.

Do nội dung chương trình trong sách giáo khoa phân bố thì học sinh luyện viết các đoạn văn tả cảnh rất nhiều. Những bài văn tả cảnh hoàn chỉnh chỉ yêu cầu thực hiện trong các tiết kiểm tra.

Chính vì thế, giáo viên có thể đưa dàn ý chung cho một bài văn tả cảnh, và cả dàn ý cho một đoạn văn tả cảnh để học sinh dựa vào đó lựạ chọn cách viết cho phù hợp. Có thể cho học sinh quan sát theo bảng, cũng có khi cho học sinh quan sát và ghi theo sơ đồ tư duy.

Bước 4: Tạo bài văn

Đây là giai đoạn quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất, đòi hỏi học sinh phải linh hoạt vận dụng nhiều kiến thức để làm. Học sinh phải biết:

Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn; vận dụng phong cách ngôn ngữ văn bản; bám sát dàn bài để viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Muốn học sinh làm tốt bước này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo các yêu cầu sau:

Dùng từ: Dùng từ phải đảm bảo độ chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng, tình cảm một cách rõ ràng; phải tuân thủ các tiêu chuẩn chính tả; dùng từ gợi cảm, gợi tả (thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ)…

Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: Thường là các từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh... ; sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ về từ

Đặt câu: Trong khi làm văn, học sinh phải viết câu văn đúng ngữ pháp nghĩa là bản thân em đó phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các vế trong câu ghép.

Các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng,..., biết sử dụng các biện pháp tu từ về câu(câu hỏi tu từ, đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá...).

Học sinh phải phân biệt được câu văn kể với câu văn tả để khi viết sẽ sử dụng các câu văn miêu tả tránh dùng câu kể khiến người đọc có cảm giác như người viết đang kể lể dài dòng về cảnh.

Cách trình bày một đoạn văn thường là diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng phân hợp. 

Song đó không phải là phần lý thuyết giáo viên dạy cho học sinh tiểu học mà nhiện vụ của giáo viên là giúp các em biết cách viết các đoạn văn, biết trình bày các đoạn văn theo các cấu trúc trên.

Câu văn kể chỉ nêu một thông báo cho người đọc, người nghe.

Câu văn tả là câu văn phối hợp nhiều yếu tố (Các kiểu câu, các loại câu, các biện pháp tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm) để người đọc, người nghe có thể cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc ... của cảnh đó.

Dựng đoạn: Đoạn văn là phần văn bản nằm giữa hai chỗ xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Khi làm bài thông thường học sinh chỉ để ý đến từ, câu mà ít quan tâm đến đoạn văn.

Cách trình bày một đoạn văn thường là diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng phân hợp. Song đó không phải là phần lý thuyết giáo viên dạy cho học sinh tiểu học mà nhiện vụ của giáo viên là giúp các em biết cách viết các đoạn văn, biết trình bày các đoạn văn theo các cấu trúc trên.

Trong các mô hình cấu trúc một đoạn văn trên thì cấu trúc tổng- phân -hợp là tiêu biểu nhất đối với học sinh tiểu học. Cấu trúc này tương ứng với cấu trúc của cả bài văn.

Liên kết đoạn văn: Khi trình bày bài văn thành nhiều đoạn khác nhau, các em cần phải biết cách liên kết đoạn văn. Liên kết đoạn văn có thể dùng từ ngữ, dùng câu.

Quan hệ giữa đoạn văn với đoạn văn : Để tạo ra sự lôgic trong diễn đạt thì học sinh có thể dựa vào quan hệ không gian, quan hệ thời gian, quan hệ đặc điểm (với dạng bài tả cảnh thì thường dùng quan hệ không gian, quan hệ thời gian)

Ngoài ra quan hệ giữa các đoạn văn có thể là quan hệ giữa ý chính và ý diễn giải, giữa ý cụ thể với ý tổng kết...

Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ bài văn: Kiểm tra lại toàn bộ bài văn là bước quan trọng nhưng thực tế đây là bước mà nhiều giáo viên bỏ qua hoặc nếu có thực hiện thì chỉ lướt qua gọi là có.

Sau khi viết xong bài văn, sau khi nhận bài chấm của cô, nhiều em không biết mình viết không được ở chỗ nào, lỗi sai ở đâu, không hay ở đâu, có khi chỉ nhìn xem mình được mấy điểm, hơn kém ai,…

Bước kiểm tra này có thể tự học sinh kiểm tra sau khi viết xong bài (ở nháp, ở dàn bài chi tiết hoặc bài hoàn chỉnh), khi nhận xét bài của bạn, trong tiết trả bài.

Giáo viên yêu cầu các em thực hiện nghiêm túc 3 bước: Đọc đi đọc lại bài văn; tìm lỗi sai hoặc chưa hay về dàn bài, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn; sửa lại cho đúng, cho hay.

Giáo viên thu bài, chấm, đọc ghi lại những lỗi cụ thể, ghi câu văn hay, ý hay, đoạn văn giàu hình ảnh, dùng từ khéo léo … thống kê vào bài soạn tiết trả bài, có khi đưa vào cuốn sổ tích lũy cho những năm sau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ