Giúp học sinh vùng khó thạo kỹ năng viết văn tả người

GD&TĐ - Những giải pháp của cô  Đoàn Thị Kim tuyến - Trường tiểu học Đoàn Kết (Lâm Đồng) không chỉ giúp học sinh dân tộc nâng cao kĩ năng viết văn tả người mà còn tạo điều kiện để các em tích cực, chủ động hơn trong giao tiếp cũng như trong mọi hoạt động khác.

Giúp học sinh vùng khó thạo kỹ năng viết văn tả người

Giúp học sinh nắm vững cấu tạo bài văn

Việc giúp cho học sinh nắm được yêu cầu này là bình thường đối với những vùng thuận lợi, nhưng với học sinh dân tộc thiểu số, đây lại là công việc rất khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải thật khéo léo, kiên trì. Giáo viên phải thao tác nhiều lần gắn với hình ảnh minh họa hoặc ví dụ cụ thể, gợi ý chi tiết thì học sinh mới hiểu.

Ví dụ: Dàn ý của bài văn tả người gồm ba phần, đó là: Mở bài, thân bài và kết bài. Mỗi phần có yêu cầu cụ thể và câu hỏi gợi ý riêng.

Mở bài: Giới thiệu người định tả là ai? Ở đâu? Có quan hệ với em thế nào?

Thân bài: Gồm nhiều đoạn ngắn: Tả hình dáng (nêu những đặc điểm nổi bật bên ngoài), tả tính cách và hoạt động của người đó (công việc hằng ngày, tính tình, cách cư xử, nói chuyện…), hoạt động của người định tả có ảnh hưởng như thế nào với em?

Kết bài: Nói lên tình cảm, cảm nghĩ của em về người đó.

Việc giúp cho học sinh nắm được yêu cầu này là bình thường đối với những vùng thuận lợi, nhưng với học sinh dân tộc thiểu số, đây lại là công việc rất khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải thật khéo léo, kiên trì. Giáo viên phải thao tác nhiều lần gắn với hình ảnh minh họa hoặc ví dụ cụ thể, gợi ý chi tiết thì học sinh mới hiểu.

Mở bài có mở bài trực tiếp và gián tiếp; kết bài có kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng; mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng làm cho bài văn hay hơn, giàu ý hơn.

Trong thân bài, phải chọn nét riêng biệt của người tả để làm nổi bật hình dáng của người ấy, tính cách cũng vậy cần tả nét riêng, độc đáo thì người tả mới có cá tính riêng, nếu không tất cả mọi người đều giống nhau.

Ví dụ: Khi tả người hoạt động như tả cô bán hàng hay bác thợ xây, hoặc bác sĩ đang chữa bệnh cho bệnh nhân, hoạt động của mỗi người phải gắn liền với công việc của họ. Bác sĩ nhẹ nhàng, ân cần, đầy trách nhiệm với người bệnh; cô bán hàng nhanh nhẹn, nói luôn miệng khi mời, chào khách hàng, bác thợ xây thì mạnh mẽ, khỏe khoắn, nhiệt tình trong công việc, …

Trang bị cách dùng từ, diễn đạt

Khi học sinh hiểu đúng công việc, nhiệm vụ của mỗi người, mỗi ngành nghề khác nhau, giáo viên giúp học sinh biết cách sử dụng vốn từ ngữ có được để vận dụng vào viết từng câu văn, đoạn văn và bài văn tả người cho hợp lí.

Lúc đầu, chỉ nên yêu cầu các em nêu một số từ ngữ, hoặc cụm từ ngữ để tả người, sau đó mới yêu cầu nêu câu văn tương ứng và tiếp theo là kết nối các câu thành đoạn văn như: Đoạn tả hình dáng, đoạn tả tính cách, hay tả hoạt động của người theo yêu cầu đề bài.

Học sinh dân tộc hay có cách nói ngược, vì vậy khi dùng từ ngữ trong văn viết các em cũng viết như nói nên câu văn không rõ ý, đôi lúc lại rất buồn cười.

Những từ dùng cho con vật hay đồ vật, các em đều dùng cho con

Học sinh dân tộc hay có cách nói ngược. Giáo viên phải luôn nhắc nhở và giúp các em biết cách dùng từ cho phù hợp qua việc cho các em xem hình ảnh minh họa hay đoạn video có từ ngữ ghi lại ngoại hình, hoặc từ tả hoạt động của người đó.

người như: Thay vì nói bạn ấy rất cao thì lại tả bạn ấy rất dài; thay vì nói đi học về thì nói là đi về học…. Chính vì vậy, giáo viên phải luôn nhắc nhở và giúp các em biết cách dùng từ cho phù hợp qua việc cho các em xem hình ảnh minh họa hay đoạn video có từ ngữ ghi lại ngoại hình, hoặc từ tả hoạt động của người đó.

Rèn kĩ năng viết câu, đoạn văn

Trong một số bài tập đọc có đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của người, giáo viên cho học sinh phân tích, tìm hiểu cách tả của họ để vận dụng.

Trong một số tiết luyện từ và câu, cách thay thế từ ngữ để liên kết câu hoặc liên kết các câu trong đoạn bằng cách lặp từ, từ ngữ nối, ngoài việc giúp học sinh nắm kiến thức bài học, giáo viên giúp học sinh thấy được cái hay khi sử dụng các cách liên kết đó trong đoạn văn tả người.

Như vậy học sinh luôn được bồi dưỡng kĩ năng viết đoạn văn tả người trong mọi tình huống.

Tổ chức đa dạng các hình thức dạy học trong lớp

Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập là hình thức phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Trong hoạt động nhóm giúp các em tự tin, chủ động bộc lộ những hiểu biết của mình đồng thời các em cũng giúp đỡ lẫn nhau trong cách làm bài, trình bày bài.

Đối với những bài tập mà học sinh phải trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của bài học liên quan tới việc tìm ý hay nội dung của đoạn văn tả người, giáo viên có thể tổ chức cho các em thảo luận theo cặp rồi làm bài.

Với việc tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm như vậy, tinh thần tương trợ nhau trong việc tìm hiểu kiến thức mới, trong việc luyện kĩ năng về đặt câu, tìm từ ngữ trong viết đoạn văn được phát huy hiệu quả.

Để phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau, phát huy kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của mình, từ đó tự điều chỉnh cách học.

Vấn đề này thể hiện rõ trong từng tiết học khi cho học sinh nhận xét, đánh giá bài của bạn, trong các tiết học chuẩn bị cho bài làm viết.

Để phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau, phát huy kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của mình, từ đó tự điều chỉnh cách học.

Với tiết trả bài viết còn thể hiện rõ nét hơn khi tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá bài của bạn qua việc nghe bạn đọc đoạn văn; giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra các lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt, lỗi liên kết câu.

Cùng với đó, cho các em nêu cách sửa của mình để từ đó cả lớp cùng nắm vững hơn cách làm bài, cách diễn đạt trong viết bài văn tả người.

Chuẩn kỹ càng cho mỗi bài học, tiết học

Khi lập kế hoạch dạy học, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận của học sinh.

Giáo viên nên chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi, thiết kế hình thức tổ chức dạy học cũng như việc xử lí các tình huống khác có thể phát sinh trong quá trình dạy học.

Ví dụ, một số tiết tập làm văn có bài tập luyện viết đoạn mở bài, đoạn kết bài, đoạn tả ngoại hình hay đoạn tả hoạt động của người…, sau khi học sinh làm bài cá nhân, một số học sinh đọc bài làm, học sinh khác nhận xét phát hiện việc dùng từ trong câu còn lặp, hoặc hình ảnh chưa hay, giáo viên yêu cầu học sinh chỉnh sửa câu của bạn hay gợi ý cách dùng từ để học sinh tự chỉnh sửa bài của mình…

Khi lập kế hoạch dạy học, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận của học sinh.

Giáo viên nên chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi, thiết kế hình thức tổ chức dạy học cũng như việc xử lí các tình huống khác có thể phát sinh trong quá trình dạy học.

Một trong những điều kiện góp phần thành công cho mỗi tiết học đó là đồ dùng, thiết bị dạy học. Để học sinh có cơ sở vững chắc trong việc viết bài văn tả người như đã nói ở trên, hình ảnh trực quan, các đoạn phim, các hình minh hoạ, các đoạn video về người đang hoạt động rất cần thiết.

Khuyến khích, động viên đúng lúc, kịp thời

Học sinh rất thích khen mà không muốn nghe chê. Vì vậy trong từng tiết học giáo viên cần động viên học sinh kịp thời, đúng lúc để khuyến khích tinh thần của các em, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giờ học dù đó là những tiến bộ rất nhỏ.

Có nhiều hình thức động viên học sinh như: Ghi điểm khi học sinh nêu được câu văn theo đúng yêu cầu, hoặc động viên các em bằng cách vỗ tay khi các em trả lời có ý hay, thậm chí động viên khen ngợi khi các em tự giác làm bài hoặc giơ tay phát biểu ý kiến.

Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa

Do tâm lí lứa tuổi, học sinh rất ham vui, thích các hoạt động vui chơi như múa, hát, trò chơi vận động; để giúp các em thích thú, phấn khởi có tinh thần học tập tích cực, chủ động.

Giáo viên hàng tuần có thể phối hợp với Tổng phụ trách thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giải trí với nhiều hình thức hấp dẫn.

Một số trò chơi đòi hỏi sự khéo léo, năng động, tư duy sáng tạo như: Cờ vua, thi ai khéo và khỏe hơn, thi đố vui có thưởng; các trò chơi mang tính hiểu biết như: Thi tìm hiểu kiến thức trong giao lưu tiếng Việt, …

Thông qua các hoạt động này, học sinh không những phấn khởi trong học tập mà còn trao dồi cho các em trí tuệ ,năng lực giao tiếp, phát triển vốn từ ngữ tiếng Việt tốt hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ