Tăng hiệu quả dạy văn học dân gian bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo

GD&TĐ - Nhiều năm qua, cô giáo Hoàng Thị Hà – giáo viên môn Ngữ văn, Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên cùng đồng nghiệp luôn khẳng định nhiệt huyết và năng lực qua các sáng kiến, được áp dụng hiệu quả trong dạy học.

Dạy văn học dân gian Việt Nam hấp dẫn hơn với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. (Ảnh tư liệu)
Dạy văn học dân gian Việt Nam hấp dẫn hơn với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. (Ảnh tư liệu)

Traotruyền tình yêu với môn học Ngữ văn

Với sáng kiến vềdạy học văn học dân gian Việt Nam gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cô Hoàng Thị Hà mong muốn giúp học sinh bồi đắp thêm tình yêu đối với môn Ngữ văn nói chung và văn học dân gian nói triêng, với hình thức sinh động và hấp dẫn nhất.

Theo cô Hà,môn Ngữ văn có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Qua đó góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn, tích cực chủ động trong cuộc sống đặc biệt là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay.

Bên cạnh đó, môn học này còn giúp học sinh biết yêu thương trân trọng cái đẹp, cái thiện, lên án, căm ghét cái ác, cái xấu từ đó có hành động suy nghĩ phù hợp. Các năng lực cần thiết mà môn Ngữ Văn hướng đễn cụ thể là: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, đặc biệt là các năng lực chuyên môn đặc thù của môn Ngữ văn như năng lực ngôn ngữ, năng lực tìm hiểu xã hội,...

Mục tiêu giải pháp sẽ đạt được, giải quyết được qua việc dạy học văn học dân gian gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh.

Cụ thể: Xác định bản chất của dạy học là dạy hoạt động. Học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh để các em tự chủ, tích cực chiếm lĩnh kiến thức, chú trọng tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Chú trọng tới thực hành, vận dụng kiến thức để rèn luyện, hình thành, phát triển kĩ năng;

Học sinh nỗ lực, sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập, từ đó hình thành thái độ tích cực trong quá trình học tập;

Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề đặt ra trong thực tiễn- học tập và cuộc sống.

Cô và trò Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên trong một chương trình trải nghiệm sáng tạo.
Cô và trò Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên trong một chương trình trải nghiệm sáng tạo.

Chi tiết bản chất nội dung của giải pháp

Trọng tâm của giải pháp không chỉ hướng tới các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự vận dụng có phối hợp các thành phần tri thức và kỹ năng đó trong bài học cụ thể; không định hướng theo nội dung bài học trừu tượng mà luôn gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Cô Hà chia sẻ: Từ việc dạy học chủ đề tích hợp “Tự sự dân gian Việt Nam” (10 tiết) cùng với các bài học được thiết kế theo thể loại, chúng tôi thiết kế cấu trúc theo đặc trưng của thể loại gắn liền với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh.

Cụ thể với khâu chuẩn bị bài dạy và khâu thực hiện hoạt động học tập gồm 5 phần: Xác định mục tiêu bài học; Thiết kế nội dung; Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học; Thiết kế hoạt động dạy học; Coi trọng phương pháp kiểm tra, đánh giá.

 Về phương pháp kiểm tra, đánh giá, nhấn mạnh vào việc hiểu, khám phá, đặc biệt là vận dụng kiến thức bài học trong những tình huống/ bối cảnh khác nhau; học sinh được viết cảm nhận của mình về chủ đề bài học, các hoạt động trải nghiệm mà mình được tham gia.

Khi thiết kế các bài dạy tác phẩm văn học dân gian gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học môn Ngữ Văn, chúng tôi luôn coi trọng các năng lực cần hình thành sau:

Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực hợp tác; Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ

Cùng đó, khâu thực hiện sau hoạt động dạy: Giáo viên và học sinh cùng đánh giá, thống nhất về cách thức thực hiện hoạt động dạy - học; những vấn đề ưu điểm, hạn chế, các năng lực mà các em sẽ được hình thành, rèn rũa qua bài học đó; những tìm hiểu, mở rộng được thực hiện sau bài học,…

Theo chia sẻ của cô Hà: Sáng kiến “Dạy học văn học dân gian Việt Nam gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh khối 10 trường PTDTNT tỉnh Điện Biên” đã được áp dụng hiệu quả trong năm học 2020- 2021. Đối tượng thực nghiệm là 10A1, 10A3; các lớp đối chứng là 10A2, 10A4.  

Một hoạt động gắn với văn học dân gian được tổ chức tại Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên.
Một hoạt động gắn với văn học dân gian được tổ chức tại Trường PT DTNT tỉnh Điện Biên.

Sau khi áp dụng các giải pháp nói trên, kết quả nhận thấy rõ nét là học sinh chủ động, tích cực hơn trong quá trình học tập, môn Ngữ văn thực sự không còn là tiết học nặng về lí thuyết, giáo viên giảng học trò ghi nữa mà học trò chính là những người chủ động, khám phá tri thức, bày tỏ những cảm thụ cá nhân và những sáng tạo của bản thân xuất phát từ nội dung bài học.

Thông qua việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong từng bài học, chủ đề học tập cụ thể, giáo viên, học sinh cùng tham gia các hoạt động để đạt được một mục đích; học sinh chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động dưới các hình thức khác nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Được biết, sáng kiến của cô Hoàng Thị Hà và đồng nghiệp đã nhận được hưởng ứng, tham gia áp dụng hiệu quả tại:Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên; Trường PTDTNT- THPT huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên;Trường THPT Phan Đình Giót, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; Trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

“Các giải pháp đưa ra trong quá trình dạy học các tác phẩm Văn học dân gian Việt Nam gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo thực sự chú trọng đến vai trò chủ động của người học sinh. Học sinh được chủ động lựa chọn những vấn đề mình tâm đắc, phát hiện những vấn đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống để tìm hiểu; phân hóa đối tượng có khả năng cảm thụ văn học tốt để từ đó phát triển các năng lực phù hợp với từng đối tượng học sinh” – cô Hoàng Thị Hà nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.