Tấn công hay phòng thủ?

Tấn công hay phòng thủ?

Từ 6-8/7, có chuyến công du quan trọng sang Moskva. Đây là chuyến thăm Moskva đầu tiên của Obama kể từ khi ông ấy lên làm Tổng thống và là chuyến công du quyết định vận mệnh mối quan hệ Nga-Mỹ trong khoảng thời gian dài.
Tổng thống Nga D.Medvedev và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Tổng thống Nga D.Medvedev và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Ngay từ những ngày trước đó, chương trình nghị sự của cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ đã được bàn luận sôi nổi. D.Medvedev chờ đợi vào những bước đi mang tính chất đột phá của Obama trong việc ký kết hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (CGVKTCCL). Tuy nhiên, phía Nga luôn gắn vấn đề cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược với kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa (KHLĐHTPTTL) của Mỹ ở Đông Âu. Liệu Obama có tạo ra được những bước đột phá ở Moskva như người Nga trông đợi?

Chương trình nghị sự của cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ lần này được Giám đốc khu vực Nga và Á-Âu thuộc Ủy ban An ninh Quốc gia Michael McFaul khái quát như sau: Ký hiệp định mới về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược, thảo luận về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, về chương trình hạt nhân tranh cãi của Iran và CHDCND Triều Tiên và các chính sách an ninh năng lượng. Vấn đề hạt nhân của Iran được coi là tâm điểm trong mọi cuộc đàm đạo của Obama không chỉ ở Moskva mà còn ở G-8 ngay sau đó. Ngày 20/6, Tổng thống Nga D.Medvedev phát đi tín hiệu tốt lành khi tuyên bố sẵn sàng cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược xuống vài lần. Tuy nhiên, theo lời D.Medvedev thì điều ấy chỉ có thể xảy ra khi Mỹ xóa đi những lo ngại của người Nga về KHLĐHTPTTL của họ ở Đông Âu. Thế nhưng ngày 24/6, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ Ian Kelley tuyên bố rằng Washington sẵn sàng thảo luận cả vấn đề CGVKTCCL lẫn KHLĐHTPHTL, có điều việc thảo luận hai vấn đề trên phải hoàn toàn độc lập với nhau. Kelley hoan nghênh thái độ sẵn sàng CGVKTCCL của Nga nhưng ông ta cũng nhấn mạnh rằng chính quyền Obama chưa bao giờ tuyên bố hủy bỏ quyết định lắp đặt 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và hệ thống radar cực mạnh ở Czech, phương tiện có khả năng kiểm soát toàn bộ lãnh thổ thuộc châu Âu của Nga. Như vậy có thể hiểu rằng, giữa Washington và Moskva vẫn còn những điểm bất đồng mang tính nguyên tắc trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Medvedev. Moskva luôn có ý đưa KHLĐHTPTTL của Mỹ ở Đông Âu vào chương trình nghị sự bởi nó đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga, còn Mỹ thì có vẻ không mặn mà với việc đó. Trả lời câu hỏi của “Pravda” rằng liệu Obama có ý định thảo luận về KHLĐHTPTTL ở Đông Âu với Nga trong khuôn khổ cuộc đàm phán, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga và hiện là Giám đốc Chương trình Nga và Âu-Á thuộc Trung tâm Karnegy James Koppins tuyên bố: Washington sẽ tham vấn Warsaw và Praha về vấn đề này. “Thảo luận về vấn đề LĐHTPTTL, Obama chắc chắn phải tham vấn Czech và Ba Lan. Quyết định cuối cùng mà chính quyền Obama đưa ra chắc chắn phải đáp ứng được quyền lợi của hai nước trên. Mà không riêng gì quyền lợi của hai nước trên, cuộc thảo kuận giữa Barack Obama và D.Medvedev phải đáp ứng được quyền lợi của các nước ở châu Âu”- Collins khẳng định.

Điều dễ hiểu rằng Ba Lan và Czech là những nước Đông Âu chống lại Nga quyết liệt nhất. Vào tháng 5/2007, Thủ tướng Czech Miroslav Topolanek từng tuyên bố: “Nước Nga không đe dọa chúng tôi bằng sức mạnh quân sự nhưng họ đe dọa bởi chính sách nước lớn. Chúng tôi không muốn một lần nữa lại trở thành một phần trong phạm vi ảnh hưởng của nước Nga. Nếu châu Âu không ủng hộ kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ thì chắc chắn nó sẽ tiêu tan”.

Trước thềm chuyến thăm chính thức Moskva của Obama, D.Medvedev khắc họa mối quan hệ Nga-Mỹ thời gian gần đây “thiếu chút nữa được coi là chiến tranh lạnh”. “Phải thừa nhận rằng trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa hai nước chúng ta xấu đi nghiêm trọng- D.Medvedev tuyên bố- Khủng hoảng lòng tin, thiếu cả khao khát lẫn hành động để đạt được một kết quả nào đó”. Chính quyền Obama đang muốn thay đổi tình thế, xây dựng một mối quan hệ tin tưởng, hiệu quả và hiện đại với nước Nga. D.Medvedev hy vọng rằng cuộc gặp thượng đỉnh với Obama lần này sẽ đưa mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Medvedev lần này thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới. Báo The Christian Science Monitor khuyến cáo rằng ngoài việc đàm đạo với Chính phủ Nga, Obama nên tận dụng chuyến công du Moskva lần này để đối thoại với “thế giới nói tiếng Nga” như đã từng tiếp xúc với “thế giới Hồi giáo” ở Cairo vừa rồi. The Wall Street Journal viết: “Mấy tuần gần đây, người Nga công nhận cuộc bầu cử Tổng thống gây tranh cãi ở Iran, đẩy những chiến sĩ hòa bình ra khỏi Gruzia rồi phẩy tay tuyên bố: Kế hoạch cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược của Obama chỉ có thể thành công khi gắn với chương trình lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu”. Thứ tư (1/7) Nhà Trắng phát đi tín hiệu rằng kiên quyết không chịu nhượng bộ, thậm chí mềm mỏng đối với Moskva về những vấn đề có tính nguyên tắc như lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở Czech và Ba lan hay kết nạp Ukraina, Gruzia vào NATO. Với những bất đồng sâu sắc như vậy, người ta tin rằng, dù có cố gắng cải thiện tình hình đến đâu thì cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Obama-Medvedev chỉ có thể đạt được kết quả hết sức khiêm tốn.

Anh Phương (TH)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.