Tại sao khi tức giận người ta thường hét vào mặt nhau

Tại sao khi tức giận người ta thường hét vào mặt nhau
Tại sao khi tức giận người ta thường hét vào mặt nhau ảnh 1
 

Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời: “Bởi vì người ta mất bình tỉnh, mất tự chủ!”

Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo:

“Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?”

Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng. Sau cùng ông bảo:

“Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”

Ngưng một chút, ngài lại nói:

“Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…”

Rồi ngài lại tiếp tục:

“Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì.”

Ngài kết luận:

“Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau… Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về nữa!”.

M.A (sưu tầm)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giảm cân dành cho ai?

GD&TĐ - Mạng xã hội đang nóng chuyện hai người tên Ngân, một ở Cần Thơ, một ở TPHCM tố nhau xung quanh sản phẩm giảm cân.

Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (quận Tân Bình) trong ngày tựu trường năm học 2024 - 2025. Ảnh: M.A

Tuyển sinh đầu cấp tại TPHCM: Đẩy nhanh tiến độ

GD&TĐ - Năm học 2025 - 2026 là năm thứ ba ngành Giáo dục TPHCM áp dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ số GIS) vào công tác tuyển sinh đầu cấp, với nguyên tắc ưu tiên trường học gần nơi ở nhất.