Tác dụng phụ của vắc xin Quinvaxem

Trên thế giới, hơn 400 triệu liều vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng ở hơn 40 nước trên thế giới; và ở Việt nam 22,5 triệu liều đã được sử dụng cho trẻ em từ 2-4 tháng tuổi.

Không có vắc xin Quinvaxem nào là an toàn tuyệt đối.
Không có vắc xin Quinvaxem nào là an toàn tuyệt đối.

 Theo thống kê trong năm 2014 TP.HCM đã sử dụng 280.000 nghìn mũi Quinvaxem.

Vắc xin Quinvaxem còn gọi là vắc xin “5 trong 1” là vắc xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib).

Vắc xin Quinvaxem phòng được các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, không có vắc xin nào là an toàn tuyệt đối, phản ứng sau tiêm của vắc xin Quivaxem nói riêng và vắc xin nói chung có thể từ nhẹ, vừa và nặng. Phản ứng có thể toàn thân hoặc tại nơi tiêm vắc xin và đặc hiệu cho từng loại vắc xin, cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng. Tuy nhiên, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

Tại Việt Nam đã ghi nhận 43 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng sau sử dụng vắc xin Quinvaxem, các trường hợp này được các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nguyên nhân, trong đó 9 trường hợp được đánh giá là có liên quan đến vắc xin trên tổng số 14 triệu mũi tiêm. 9 trường hợp này đều bình phục, các biểu hiện phản ứng gồm sốt cao, co giật trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin; sốc phản vệ; hội chứng giảm trương lực cơ và biểu hiện phản ứng dị ứng. Trong năm 2014 tại TPHCM sau khi tiêm chủng các loại vắc xin ghi nhận: 28 ca phản ứng nhẹ, 2 ca phản ứng nặng đã được xử lý kịp thời không để lại di chứng và không ghi nhận ca tử vong nào.

Điều quan trọng để hạn chế những trường hợp nguy hiểm cho trẻ đòi hỏi cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn chuyên môn, những quy định trong quá trình sản xuất, bảo quản văc xin, khám, tư vấn, chỉ định tiêm chủng, thực hành an toàn tiêm chủng, theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng để có thể phát hiện sớm các biểu hiện bất thường sau tiêm chủng và xử lý kịp thời. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhân viên y tế để trẻ được tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch, an toàn.


Tác dụng phụ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân là nhẹ và chỉ xuất hiện trong vòng 2-3 ngày sau tiêm vắc xin như:

- Sưng/đỏ/đau nơi tiêm
- Sốt nhẹ dưới 38 độ
- Quấy khóc khó chịu nhiều hơn bình thường
- Ăn/bú kém hơn

Sau tiêm chủng cần chú ý đến trẻ, cho trẻ bú nhiều hơn, cho bú khi trẻ thức, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Cách theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm

Sau tiêm vắc xin phụ huynh cần ở lại điểm tiêm và theo dõi trong vòng 30 phút sau tiêm. Phụ huynh khi đưa trẻ về nhà cần lưu ý phải theo dõi sức khỏe trẻ liên tục ngay cả khi trẻ ngủ và ít nhất trong vòng 1 ngày (24 giờ).

Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như: sốt cao, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở, tím tái... đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khuyến cáo tiêm ngừa phòng bệnh cho trẻ hiện nay.

Vì sức khỏe con em các bậc phụ huynh nên:
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ để có cơ hội tiêm chủng đúng lịch.
- Đưa trẻ đi tiêm chủng mở rộng đầy đủ theo lịch, không trì hoãn.
Nếu trẻ có chỉ định hoãn tiêm (do bị ốm hoặc một lý do nào khác) cần liên hệ với đơn vị tiêm chủng để trẻ được tiêm chủng tiếp tục.

Những trẻ không tiêm được vắc xin Quinvaxem

Không tiêm vắc xin Quinvaxem cho trẻ nếu tiền sử có phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước hoặc có phản ứng mạnh đối với vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT) hoặc vắc xin viêm gan B như:

- Sốt 40ºC trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Sốc trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc xin.
- Co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc xin.

Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc xin có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ.

Hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.

Theo VNmedia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ